“Giới trẻ Việt Nam thường nghĩ rằng học ngành nông nghiệp thì tương lai sẽ trở thành nông dân, lam lũ và lạc hậu. Đó là quan điểm sai lầm, bởi tôi dám khẳng định trong một vài năm nữa, khối ngành nông nghiệp sẽ trở thành ngành “hot” nhất tại Việt Nam”.
Ông Juan Ferreira – Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh toàn cầu Tập đoàn Monsanto (Tập đoàn hàng đầu thế giới về phát triển nông nghiệp), khẳng định như vậy tại buổi giao lưu “Giới trẻ với phát triển nông nghiệp bền vững – Kinh nghiệm và cơ hội nghề nghiệp từ các tổ chức hàng đầu trong nước và quốc tế” tại TP.HCM ngày 5.2.
Nông nghiệp là “mục tiêu sống còn” Liên Thông Đại học Nông Lâm Công lập
Ông Lâm Quang Huy, thành viên Ban điều hành Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), cho biết: Phát triển nông nghiệp bền vững đang trở thành mối quan tâm toàn cầu khi thế giới cần đối mặt với thách thức trong 50 năm phải sản xuất ra lượng lương thực bằng 10.000 năm trước đây cộng lại nhằm nuôi sống dân số dự kiến vượt mốc 9 tỷ người vào năm 2050, trong khi tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ rệt. Tại Việt Nam, nông nghiệp đã trở thành một trụ cột kinh tế với tỷ lệ đóng góp 20% vào GDP cả nước, đem lại 1/4 doanh thu xuất khẩu của cả nước và tạo ra việc làm cho hơn 50% lực lượng lao động. Chính vì thế, nông nghiệp không chỉ được kỳ vọng sẽ đi đầu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mà còn là mục tiêu sống còn.
Các chuyên gia nông nghiệp, diễn giả tham gia giải đáp thắc mắc của sinh viên.
Ông Quách Hải Đạt – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh – sinh viên Miền tây Bắc, cũng nhận định: Hiện tại nhiều sinh viên vẫn không được tiếp cận nhiều với thông tin về ngành nông nghiệp và nhiều bạn vẫn đang gắn làm nông nghiệp với việc trở thành nông dân, lam lũ và lạc hậu. Vì thế, những năm qua khối ngành nông nghiệp của các trường đại học, cao đẳng rơi vào tình trạng tuyển sinh khá khó khăn; điều này cũng dẫn đến tình trạng nguồn lao động ngành nông nghiệp có chất lượng bị thiếu hụt, làm ảnh hưởng đến phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.
Phá vỡ quan điểm “học nông nghiệp sẽ trở thành… nông dân” Liên Thông Đại học Nông Lâm Công lập
Thực tế, với vai trò là Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh toàn cầu Tập đoàn Monsanto, ông Juan Ferreira bộc bạch, trước đây ông cũng có những quan điểm gần giống với các bạn trẻ Việt Nam, đó là học nông nghiệp thì sẽ trở thành nông dân. Tuy nhiên, sau khi học xong đại học và gắn bó với ngành nông nghiệp, ông thấy cả chân trời hiện ra trước mắt với hàng trăm công việc. “Vì vậy, tôi muốn chia sẻ với bạn trẻ Việt Nam rằng: Nông nghiệp là ngành mang đến cho bạn hàng nghìn cơ hội kỳ thú để tạo ra sự khác biệt, góp phần cải thiện cuộc sống cho nông dân, cho đất nước và góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu”.
- Ngành Khoa học cây trồng (Chuyên ngành Chọn tạo và sản xuất giống cây trồng): Đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu và tiếp thu các kỹ thuật sản suất cây trồng và công nghệ mới. Xây dựng và thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng theo hướng nông nghiệp an toàn, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chọn tạo, tuyển chọn giống và ứng dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây trồng thích ứng với các điều kiện sinh thái
- Nông học: Đào tạo những kiến thức về di truyền thực vật, sinh lý – hóa sinh thực vật, giống cây trồng, thổ nhưỡng và phân bón, bảo vệ thực vật…để đảm bảo học các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu và tiếp thu các công nghệ mới; nắm vững kiến thức ngành phù hợp với yêu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực nông học. Nắm vững cơ sở khoa học để xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện quy trình sản xuất trong nông nghiệp.
- Ngành Bảo vệ thực vật: Đây là ngành học nghiên cứu về đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng. Đi sâu vào các kiến thức về sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng và các biện pháp phòng trừ. Sinh viên được đào tạo tổng quát về cây trồng, hệ thống nông nghiệp, kỹ thuật canh tác. Bên cạnh đó là các kiến thức chuyên sâu, các biện pháp phòng, quản lý về dịch hại trên cây trồng.
- Ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan: Ngành cung cấp những kiến thức và kỹ năng toàn diện về cảnh quản hoa viên môi trường, ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu và sản xuất các loại hoa cảnh và cây cảnh đặc chủng, có giá trị kinh tế cao. Sinh viên sẽ được trang bị năng lực chuyên môn về lĩnh vực thiết kế, thi công và quản lý cảnh quan, có khả năng phân tích, hoạch định và giải quyết các vấn đề về xây dựng cảnh quan theo yêu cầu của thực tiễn và sự phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo về kỹ thuật tạo giống, gieo trồng và chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh, hoa, cây cảnh. Ngoài ra, người học còn có thêm các kiến thức tổng hợp để cộng tác với các nhóm ngành gần với kiến trúc cảnh quan như: nông học, lâm nghiệp, kiến trúc công trình, xây dựng, quy hoạch đô thị…