Hiện tại, một vài trường đã công bố phương án tuyển sinh Nay. Nhìn chung, phương án tuyển sinh năm tới không có nhiều biến động so với năm trước. Tuy nhiên, cũng có một số điểm mới đáng chú ý thí sinh cần chú ý để tăng cơ hội vào đại học.
Tổ chức các kỳ thi riêng
Đến nay, niều đơn vị đã thông báo tổ chức thi đánh giá năng lực năm NAY như ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, trường ĐH Bách khoa Hà Nội phối hợp cùng ĐH Kinh tế Quốc dân. Rất nhiều trường đại học từ Bắc vào Nam cũng sử dụng kết quả kỳ thi riêng này làm phương án tuyển sinh.
Theo thông tin từ Trung tâm Khảo thí, ĐHQG Hà Nội, đến nay, đã có rất nhiều trường đăng ký sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực nay (trừ các trường, khoa thành viên ĐHQG Hà Nội) để xét tuyển như: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thương mại, ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải, ĐH Tài nguyên và Môi trường, Học viện Ngân hàng, ĐH Thủ đô… Dự kiến, danh sách này có thể tăng lên trong thời gian tới.
Nhiều trường khác như: ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Thủy lợi, ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải, ĐH Mỏ – Địa chất, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên dự kiến dành khoảng 20-30% chỉ tiêu để xét tuyển bằng kỳ thi đánh giá tư duy do ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì.
Trong khi đó, nhiều trường cũng đã có kỳ thi riêng ở những năm trước là: ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM), ĐH Sư phạm TP. HCM…
Giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT
Việc các trường ngày càng đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh, đồng nghĩa với việc giảm lệ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT trong tuyển sinh Nay.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển 7.500 sinh viên năm NAY bằng ba phương thức gồm: xét tuyển tài năng (20 – 30% chỉ tiêu), kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (60 – 70%), và dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm NAY (10 – 20%). Nhà trường sẽ không sử dụng kết hợp kết quả bài thi tư duy với môn thi tốt nghiệp THPT để thành tổ hợp xét tuyển như trước mà kết quả hai kỳ thi đó sẽ riêng rẽ và ở trong hai phương thức độc lập.
Đại diện trường khẳng định sẽ không bỏ phương án xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp bởi đây là cách giúp cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh vùng sâu, vùng xa tiếp cận được quá trình xét tuyển của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Năm NAY, trường ĐH Thăng Long, dự kiến tuyển 30 – 50% trong tổng 3.230 chỉ tiêu bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy. Số chỉ tiêu cụ thể sẽ được công bố trong đề án tuyển sinh của trường.
Trường này áp dụng 4 phương thức xét tuyển và lấy 6.550 chỉ tiêu:
Phương thức 1 là xét tuyển học bạ THPT dựa vào điểm trung bình 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) của từng môn theo tổ hợp xét tuyển từ 7.0 trở lên. Hình thức này áp dụng cho các ngành đào tạo hệ chất lượng cao hoặc đại trà.
Phương thức 2 là xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm Nay theo các tổ hợp môn xét tuyển từng ngành học.
Phương thức 3 là xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay. Thí sinh cần đạt điểm bài thi từ 700 điểm trở lên.
Phương thức 4 là xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó, trường ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của trường với thí sinh đạt giải 1, 2, 3 cấp tỉnh; giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; Học sinh giỏi trường chuyên và top 200; Xét điểm IELTS quốc tế; Điểm SAT quốc tế; Trường THPT liên kết do Hiệu trưởng giới thiệu.
Theo đó, các phương thức 1, 3, 4 nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến từ ngày 1.3 đến 6.6. Mỗi thí sinh được đăng ký nhiều diện nếu thỏa điều kiện, mỗi diện xét tối đa 20 nguyện vọng (các nguyện vọng được xét theo thứ tự ưu tiên, nguyện vọng 1 là ưu tiên nhất), mỗi mã ngành chỉ đăng ký một tổ hợp có điểm cao nhất.
Đối với những ngành có môn năng khiếu vẽ, điểm trung bình học bạ 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) của từng môn theo tổ hợp đạt từ 6,0 trở lên, kết hợp điểm thi môn vẽ. Trường tổ chức thi riêng môn năng khiếu gồm vẽ trang trí màu nước và vẽ đầu tượng.
Trước đó, Bộ GD – ĐT cũng khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn.