Tên trường: Học viện Ngoại giao
Tên tiếng Anh: Diplomatic Academy of Vietnam (DAV)
Mã trường: HQT
Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên kết quốc tế
Danh sách các nhóm ngành đào tạo trình độ đại học
Danh sách các ngành nghề đào tạo cấp IV trình độ Đại học
Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Thạc sĩ (Cao học)
Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Tiến sĩ (Tiến sĩ khoa học)
Loại trường: Công lập
Địa chỉ: 69 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
SĐT: 024.38344540
Email: bbtwebsite_dav@mofa.gov.vn
Website: https://dav.edu.vn/
Facebook: www.facebook.com/hocvienngoaigiao/
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tiên phong trong các lĩnh vực hội nhập quốc tế, nghiên cứu, dự báo chiến lược và lan tỏa tri thức, phục vụ đắc lực và hiệu quả cho ngành ngoại giao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, vì lợi ích quốc gia – dân tộc.
TẦM NHÌN Diplomatic Academy of Vietnam (DAV) Dẫn đầu tại Việt Nam trong đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu về quan hệ quốc tế, đối ngoại, hội nhập quốc tế, vươn tầm ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Phát triển bền vững, mở rộng lĩnh vực đào tạo dựa trên thế mạnh truyền thống và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.Kiến tạo môi trường giáo dục rộng mở, toàn diện và nghiên cứu quốc tế liên ngành, nơi hội tụ và đào tạo các cá nhân vượt trội, có khát vọng cống hiến, năng lực dẫn dắt và trở thành công dân toàn cầu.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI Diplomatic Academy of Vietnam (DAV) Tiên phong – Trách nhiệm – Phụng sự Hội nhập – Đa dạng – Bản sắc Diplomatic Academy of Vietnam (DAV) KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG Vị thế quốc gia – Tầm vóc quốc tế Diplomatic Academy of Vietnam (DAV) TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
Giáo dục toàn diện, khơi dậy tiềm năng, hướng tới những giá trị nhân văn mang tính nhân loại, chú trọng khả năng thích ứng với thay đổi và có tầm nhìn toàn cầu.
Học viện Ngoại giao tiền thân là Trường Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao được thành lập ngày 17/6/1959, được đổi tên thành Học viện Quan hệ Quốc tế (1992-2007) sau khi sáp nhập vào Viện Quan hệ Quốc tế; trở thành đơn vị cấp Tổng cục và đổi tên thành Học viện Ngoại giao từ năm 2008 đến nay.
Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Học viện Ngoại giao là một trong những cơ sở nghiên cứu, đào tạo hàng đầu khu vực về quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại với 15 đơn vị trực thuộc với trên 300 viên chức và người lao động, trong đó có gần 20 Giáo sư, Phó Giáo sư, số lượng viên chức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chiếm 60% tổng số viên chức và người lao động của Học viện.
Học viện hiện có trên 7.000 người học các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và các chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học uy tín trên thế giới. Năm học 2023-2024, Học viện có 08 chương trình đào tạo bậc đại học, 03 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ, 02 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ trong đó 05 chương trình đào tạo đại học đã được kiểm định quốc gia. Dự kiến Học viện sẽ tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, ngành học từ nay đến năm 2030 để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội.
Về nghiên cứu, Học viện tổ chức nghiên cứu, tổng hợp và dự báo chiến lược về tình hình thế giới, khu vực và Biển Đông, quan hệ quốc tế, các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, luật pháp, văn hóa và chính sách đối ngoại của các quốc gia và vùng lãnh thổ, tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong việc xây dựng, hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Học viện có hai đơn vị nghiên cứu là Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao thành lập năm 2008, Viện Biển Đông thành lập năm 2012.
Về công tác đào tạo-bồi dưỡng, Học viện được giao chủ trì triển khai và xây dựng 03 đề án đào tạo-bồi dưỡng lớn của Chính phủ với quy mô hàng trăm khóa học và các buổi trao đổi, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm để tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại cho cán bộ của Bộ Ngoại giao; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về đối ngoại, hội nhập quốc tế cho các bộ, ngành, địa phương; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ làm công tác đối ngoại nhân dân và từng bước mở rộng, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội.
Công tác thông tin-tư liệu cũng tiếp tục được chú trọng với việc nâng cao uy tín của Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, triển khai thư viện số, triển khai việc truy cập các nguồn cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu của Bộ Ngoại giao và Học viện. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành, giảng dạy và tăng cường chuyển đổi số cũng là những mục tiêu ưu tiên của Học viện trong thời gian qua.