Tên trường: Đại học Kiểm sát Hà Nội
Tên tiếng Anh: Hanoi Procuratorate University (HPU)
Mã trường: DKS
Loại trường: Công lập
Hệ đào tạo: Đại học – Đào tạo Bồi dưỡng – sau đại học
Danh sách các nhóm ngành đào tạo trình độ đại học
Danh sách các ngành nghề đào tạo cấp IV trình độ Đại học
Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Thạc sĩ (Cao học)
Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Tiến sĩ (Tiến sĩ khoa học)
Địa chỉ: Phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
SĐT: 0243.3581.500 – 04 3287 8340 – 04 3358 1280
Email: tuyensinh@tks.edu.vn
Website: http://tks.edu.vn/
Facebook: www.facebook.com/daihockiemsathanoi
Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược; Giá trị cốt lõi và khẩu hiệu hành động; Triết lý giáo dục của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Ngay sau khi Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được thành lập, ngày 25/5/2013, VKSND tối cao đã phê duyệt tổ chức bộ máy của Nhà trường, quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng của Nhà trường. Đồng chí Phạm Mạnh Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng; các đồng chí Nguyễn Quốc Việt và đồng chí Vũ Thị Hồng Vân được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường gồm 13 đơn vị (7 khoa, 5 phòng và 01 trung tâm).
Để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Nhà trường, ngày 14/6/2013, Viện trưởng VKSND tối cao ra Quyết đinh số 246/QĐ-VKSTC-ĐHKS ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Ngày 01/7/2013, Viện trưởng VKSND tối cao đã ký các quyết định bổ nhiệm các đồng chí giữ các chức vụ Trưởng, Phó các phòng, khoa; Giám đốc, Phó Giám đốc trung tâm của Nhà trường.
Ngay sau khi có quyết định thành lập, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã khẩn trương thực hiện các thủ tục xin mở mã ngành đào tạo chuyên ngành luật, xin phép đào tạo đại học cũng như xin chỉ tiêu để thực hiện đào tạo bậc đại học ngay trong năm 2013.Năm 2013, Trường tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển được 220 sinh viên. Năm 2014, Trường tuyển sinh theo Đề án tuyển sinh riêng và đã tuyển được hơn 300 sinh viên có chất lượng cao.
Sau 02 năm tổ chức đào tạo đại học, đến nay công tác đào tạo, quản lý đào tạo và quản lý sinh viên đã dần đi vào ổn định. Việc giảng dạy bảo đảm đúng kế hoạch; công tác kiểm tra, đánh giá, thi được tổ chức chặt chẽ, khách quan và nghiêm túc theo quy định của pháp luật; việc học tập của sinh viên ngày càng đi vào nền nếp và hiệu quả; công tác quản lý sinh viên được được chú trọng đã tạo ra môi trường thân thiện, lành mạnh trong học tập và sinh hoạt của sinh viên. Trong năm học 2013 – 2014, Trường có 200/500 sinh viên (40% sinh viên) đạt kết quả học tập khá, giỏi.
Cùng với việc đào tạo trình độ đại học cho sinh viên kiểm sát hệ chính quy, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát.
Năm 2013, Trường đã triển khai 18 khóa đào tạo, bồi dưỡng với 1.750 học viên; trong đó có 03 khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát với 400 học viên, 15 khóa bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động… với 1.350 học viên.
Năm 2014, Trường đã mở 20 khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 1.720 học viên; trong đó có 3 khóa Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cho 234 học viên; 02 khóa đào tạo nghiệp vụ điều tra hình sự cho 78 học viên (chủ yếu là cán bộ của Cục điều ta VKSND tối cao); 16 khóa bồi dưỡng chuyên sâu cho 1.408 học viên.
Ngoài việc tổ chức các khóa học tại trường, theo đề nghị của VKSND một số tỉnh, Trường đã phối hợp mở một số khóa bồi dưỡng chuyên sâu tại các VKSND tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Vĩnh Phúc; đây là mô hình bồi dưỡng mới được đánh giá là thành công và hiệu quả. Đặc biệt, cuối năm 2013, thực hiện sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao, Trường đã phối hợp với các đơn vị VKSND tối cao mở lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý chỉ đạo điều hành cho các Viện trưởng VKSND cấp tỉnh trong cả nước. Lớp học đã thu được kết quả tốt đẹp.
Cùng với công tác xây dựng chương trình đào tạo, công tác biên soạn giáo trình được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trong năm 2013 và 2014, Trường đã tổ chức biên soạn 27 đầu giáo trình, đã nghiệm thu, xuất bản được 07 đầu giáo trình; các giáo trình còn lại đang trong quá trình thẩm định. Như vậy, cơ bản công tác giáo trình đào tạo đại học ngành Luật đã hoàn chỉnh ở những môn học bản lề, bắt buộc.
Bên cạnh chú trọng xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình phục vụ đào tạo đại học, Nhà trường còn đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống chương trình khung, tài liệu phục vụ các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát. Trong hai năm 2013 -2014, nhà trường đã xây dựng được 01 chương trình đào tạo về nghiệp vụ điều tra hình sự, 15 chương trình khung và tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu.
Về công tác nghiên cứu khoa học, Trong năm 2013 và 2004 Trường đã triển khai nghiên cứu 65 đề tài khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Thực hiện quy định của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 về việc cho phép cơ sở giáo dục đại học được đăng ký và trở thành một tổ chức khoa học và công nghệ, ngày 06/4/2014, trên cơ sở đề nghị của VKSND tối cao, Bộ Khoa học Công nghệ đã cấp Chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ đối với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Kể từ đây, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội có tư cách độc lập khi hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Để giới thiệu các kết quả nghiên cứu về khoa học pháp lý, khoa học kiểm sát phục vụ bạn đọc trong và ngoài ngành Kiểm sát, năm 2013, Trường đã chủ động xây dựng hồ sơ xin phép được xuất bản tạp chí khoa học riêng của Trường. Ngày 30/9/2013, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép hoạt động báo chí in cho Tạp chí Khoa học Kiểm sát của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Trường đã hoàn thành thủ tục xin cấp phép con dấu, xây dựng mã số chuẩn quốc tế (ISSN) cho Tạp chí Khoa học Kiểm sát và xuất bản được 05 số Tạp chí. Ngày 07/4/2015, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đã họp và đánh giá, quyết định đưa Tạp chí Khoa học Kiểm sát vào danh sách các tạp chí khoa học được tính điểm công trình nghiên cứu khoa học ngành Luật.
Nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của nhà trường, Ban truyền thông thuộc Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được thành lập. Hoạt động của Ban truyền thông đã góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của Trường trong hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế của ngành Kiểm sát và của các bộ, ngành liên quan, năm 2013, Trường đã tổ chức 6 cuộc Hội thảo khoa học quốc tế, năm 2014 tổ chức được 10 cuộc hội thảo khoa học với các đối tác của các nước Pháp, Nhật Bản (JICA), Đức, Nga, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Thụy Sỹ, Liên minh Châu Âu, Chương trình đối tác tư pháp của Liên minh Châu Âu (JPP). Đồng thời, theo kế hoạch của VKSND tối cao, Trường cũng đã cử nhiều cán bộ, giảng viên tham gia các chuyến công tác, hội thảo, hội nghị quốc tế để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến cải cách tư pháp, đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất của Trường được đẩy mạnh, hệ thống phòng học của Nhà giảng đường 4 tầng đã được đầu tư trang bị những thiết bị hiện đại, như máy chiếu, máy tính, máy điều hòa phục vụ giảng viên và sinh viên. Năm 2012, Trường đã khởi công xây dựng tòa nhà Ký túc xá 11 tầng và năm 2014, khởi công xây dựng tòa nhà Hành chính 9 tầng. Hệ thống giảng đường, nhà hành chính, nhà ký túc xá mới được xây dựng sẽ đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho khoảng hơn 2.000 học viên, sinh viên.
Có thể thấy, trong một thời gian ngắn, phải thực hiện những nhiệm vụ mới và khối lượng công việc lớn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của Ban Cán sự, Lãnh đạo VKSND tối cao, sự phối hợp, ủng hộ, giúp đỡ của các đơn vị VKSND tối cao, của các VKSND địa phương và của các đơn vị thuộc các bộ, ngành có liên quan, sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của cán bộ, công chức, viên chức, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng. Ban Giám hiệu luôn đề cao tính chủ động, sáng tạo của các khoa chuyên môn, của đội ngũ giảng viên; ban hành những chế độ chính sách ưu tiên đối với đội ngũ giảng viên; tạo mọi điều kiện để giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức thực tiễn. Chính vì vậy, sau một năm tổ chức đào tạo đại học, các môn học hầu hết đã được các khoa chuyên môn phân công giảng viên đảm nhận, tạo ra sự chủ động trong quá trình tổ chức giảng dạy.
Với những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng và trưởng thành, năm 1984, Trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 1990, Trường được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì và năm 2010, Trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Đang cập nhật…