Hỗ trợ tiền học Nghề cho bộ đội xuất ngũ

Giảm tiền học phí cho bộ đội xuất ngũ có thẻ học nghề

   Theo Thông tư liên tịch số: 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của liên bộ gồm: Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách, miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp có hỗ trợ bộ đội xuất ngũ có thẻ học nghề theo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1 : Bạn được giảm trực tiếp 3 triệu đồng vào học phí ( nếu bạn có thẻ học nghề còn hạn tối thiếu 2 tháng, quyết định xuất ngũ )

Cách 2 : Bạn vẫn đóng học phí bình thường và nộp thẻ cho phòng đào tạo để nhà trường gửi lên bộ tư lệnh thủ đô, nhà nước cho bao nhiêu tiền thì bạn được hoàn lại bấy nhiêu và tất nhiên là hơn số tiền 3 triệu đồng nhé

>> Nhận hồ sơ các ngày trong tuần từ thứ 2 tới thứ 7 trong giờ hành chính

>> Khai giảng mùng 1, 10, 20 hàng tháng

>> Bắt đầu học khóa mới : thứ 2 tuần tiếp theo

 Sửa chữa Ô tô

 Sửa chữa Xe máy

 Sửa chữa Điện lạnh

Sửa chữa Điện tử

 Sửa chữa Điện thoại

 Sửa chữa Điện kỹ thuật ( Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )

 Sửa chữa Vi tính

Sửa chữa Máy may công nghiệp

 May và thiết kế thời trang

Đầu bếp…..

– Thủ tục nhập học đơn giản

– Thời gian đào tạo ngắn

– 30% lý thuyết , 70% thực hành

– Có bằng trung cấp trong thời gian ngắn

– Giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp

– Được học lại MIỄN PHÍ những phần không hiểu

 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 121/2009 quy định về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề. Cụ thể, bộ đội xuất ngũ có nhu cầu học nghề được nhà nước hỗ trợ một lần để học một nghề.

Bộ đội xuất ngũ học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở dạy nghề theo quy định tại Quyết định số 39/2008 của Thủ tướng Chính phủ; được vay tiền để học nghề theo quyết định số 157/ 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên.

Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp được cấp “ Thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu chung tại thưòi điểm học nghề và có giá trị sử dụng trong 1 năm kể từ ngày cấp thẻ . Thẻ sử dụng học nghề không sử dụng đúng quy định sẽ bị thu hồi và xử lý theo quy định của pháp luật; nhà nước thanh toán chi phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề căn cứ vào thẻ học nghề, chi phí đào tạo thực tế của nghề đã học và chứng chỉ học nghề đã cấp cho học viên nhưng không cao hơn giá trị thẻ học nghề. Trường hợp chi phí đào tạo nghề học cao hơn giá trị thẻ học nghề thì người học phải tự chi trả phần chênh lêch jcho cơ sở dạy nghề.

HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ

Câu hỏi của bạn về vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ:

    Em chào luật sư.: Luật sư cho em hỏi là khi e gần xuất ngũ thì cấp trên quán triệt và các trường dạy nghề có về tư vấn nghề nghiệp có nói khi xuất ngũ thì sẽ có thẻ học nghề và thẻ đó được miễn phí học 100%. Mà sao đến khi em xuất ngũ về rồi và em đăng ký đi học nghề sửa chữa ô tô (thời gian học 6 tháng). Trung tâm dạy nghề nói chi phí học nghề là 10 triệu đồng. Do em có thẻ học nghề nên được giảm 3 triệu đồng và em phải đóng 7 triệu đồng. Luật sư cho em hỏi vậy có đúng không?

Câu trả lời của Luật sư về vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ như sau:

  1. Cơ sở pháp lý về vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015

Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

  1. Nội dung tư vấn về vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

     Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ. Cụ thể bạn muốn biết về mức hỗ trợ đào tạo nghề sửa chữa xe ô tô. Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Đối tượng nào được hỗ trợ đào tạo nghề

     Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về các đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề bao gồm: Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề.

     Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề được quy định cụ thể tại điều 15 Nghị định 61/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

Điều 15. Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề

Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội;

  2. Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội.

hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũhỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

2.2. Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ  là bao nhiêu?

Điều 16 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề như sau:

  1. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:

  2. a) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;

  3. b) Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

  4. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.

  5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này.

     Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp bạn tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp thì bạn được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp. Bạn lưu ý là mức lương cơ sở ở mỗi thời điểm là khác nhau.

     Điểm a, Khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Điều 16 Nghị định 61/2015/NĐ-CP chỉ rõ:

Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của Thẻ, giá trị còn lại của Thẻ (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.

Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.

     Đối chiếu trường hợp của bạn, đầu tiên bạn phải xem thời điểm đào tạo nghề của bạn để xác định giá trị tối đa của thẻ đào tạo nghề. Sau đó, bạn kiểm tra xem tổng chi phí hỗ trợ đào tạo có vượt quá giá trị tối đa của Thẻ hay không? Nếu vượt quá bạn mới phải tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *