Hướng Dẫn Hồ Sơ Đăng Ký Dự Tuyển Văn Bằng 2 Luật Hà Nội

Thông tin về Hồ sơ đăng ký dự tuyển lớp Văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội yêu cầu những giấy tờ gì? Nơi phát hành và tiếp nhận hồ sơ theo mẫu của nhà trường ở đâu? Khi khai hồ sơ dự tuyển Vă n bằng 2 Luật Hà Nội cần lưu ý những gì?…

Trên đây là thắc mắc chung của rất nhiều thí sinh có nguyện vọng học Văn ằng 2 Đại học Luật – Khoa Luật – Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội gửi về ban tư vấn tuyển sinh của nhà trường. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bạn thí sinh tham gia đăng ký dự tuyển vào trường, Ban tuyển sinh Văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội sẽ hướng dẫn tất cả thông tin liên quan đến hồ sơ đăng ký học cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký Văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội:

Mọi thí sinh đăng ký học Văn bằng 2 Ngành Luật tại Khoa Luật – Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đều cần chuẩn bị  một bộ hồ sơ đăng ký bao gồm những giấy tờ như sau:

Hồ sơ tuyển sinh theo mẫu của nhà trường. (Thí sinh khai đầy đủ thông tin, dán ảnh và đóng dấu của phường xã hoặc cơ quan đang công tác).

Bằng tốt nghiệp đại học thứ nhất (bản sao có công chứng).

Bảng điểm tốt nghiệp văn bằng tương ứng (bản sao công chứng).

Giấy khai sinh.

04 chiếc ảnh cỡ 4×6 cm (chụp trong vòng 6 tháng).

03 chiếc phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận + số điện thoại của thí sinh.

Giấy xác nhận thời gian công tác.

Các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).

* Lưu ý: Khi khai hồ sơ + phiếu đăng ký học + phiếu sơ yếu lí lịch trích ngang theo mẫu của nhà trường, thí sinh cần khai đầy đủ thông tin và xin dấu xác nhận của cơ quán có thẩm quyền. Địa chỉ và số điện thoại ghi trên phong bì để nhà trường liên lạc khi cần thiết và gửi giấy báo về khi trúng tuyển nên thí sinh cần ghi chi tiết nhất (số nhà, thôn – xóm) tránh trường hợp khi gửi gấy báo về bị thất lạc giấy báo.

Địa chỉ phát hành và tiếp nhận hồ sơ Văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội:Tốt Nghiệp TC, CĐ, ĐH trái ngành, văn bằng 2 : Thời gian đào tạo 02 – 03 năm

Thí sinh có định hướng học lên đại học ngành luật từ khi mới tốt nghiệp THPT có thể theo học với Thời gian đào tạo : 4,5 – 05 năm.

Học Tại chức – VB2 Luật ra trường có thể làm gì?

Tốt nghiệp cử nhân Luật chỉ là điều kiện cần cho nhiều lĩnh vực công tác khác nhau cũng là đầu vào để tham gia đào tạo chuyên sâu cho các vị trí khác như thẩm phán, kiểm sát viên, thư ký tòa án, chấp hành viên thi hành án dân sự.

Ngay sau khi tốt nghiệp các cử nhân Luật sẽ có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp, rồi sau đó tham gia học tiếp các khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng rồi mới được công nhận đủ điều kiện hành nghề theo quy định.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều cử nhân Luật lựa chọn công việc trong các lĩnh vực khác như: Cán bộ pháp chế trong các doanh nghiệp; làm giảng viên – giáo viên trong các trường Trung cấp Luật, trường cao đẳng hoặc đại học Luật; hay cũng có thể tham gia các công việc trái ngành như báo chí,  hành chính, kinh doanh, công tác nhân sự với những vị trí cần kiến thức về luật.

Làm công chức trong khối cơ quan hành chính sự nghiệp cũng là một lựa chọn thường gặp của các cử nhân đại học luật.

Chứng chỉ B1 B2 tiếng Anh là gì?

– Chứng chỉ B1 B2 tiếng Anh là chứng chỉ chứng nhận năng lực tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (từ thấp tới cao là A1, A2, B1, B2, C1, C2). Nhiều văn bản hiện tại quy định việc phải có chứng chỉ tiếng Anh B1 mới được thi công chức, viên chức hay thi nâng ngạch, chuyển ngạch hay là chứng chỉ tiếng Anh B1 cũng là điều kiện buộc phải có để tốt nghiệp đại học và thạc sỹ.

Có những loại chứng chỉ tiếng Anh B1 nào?

– Có 2 loại chứng chỉ tiếng Anh B1 của Bộ GD&ĐT và chứng chỉ B1 châu Âu hay quốc tế.

Chứng chỉ B1 B2 tiếng Anh Bộ GD&ĐT: Là chứng chỉ tiếng Anh B1 do 10 trường được Bộ GD&ĐT cho phép khảo thí và cấp chứng chỉ trên cả nước. Tất cả đều là các trường ĐH chuyên ngữ uy tín, không một trung tâm tư nhân nào được phép cấp chứng chỉ này.

Để lấy chứng chỉ tiếng Anh B1 của Bộ GD&ĐT, bạn phải đăng ký dự thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết theo một trong hai định dạng bài thi khác nhau: bài thi tiếng Anh B1 sau đại học hoặc tiếng Anh B1 theo định dạng Vstep. Thí sinh thường sợ thi Nghe và Nói, tuy nhiên, để đạt trình độ B1 các bạn chỉ cần nắm được ngữ pháp cơ bản và có chiến lược làm bài thi hiệu quả là có thể vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng và Nghe, Nói chỉ cần chiểm 1 phần nhỏ điểm là có thể thi đạt.

Chứng chỉ tiếng Anh B1 châu Âu hay quốc tế: Là chứng chỉ tiếng Anh chuẩn châu Âu của Đại học Cambridge Anh cấp, do các đơn vị khảo thí ủy quyền của họ tổ chức. Nhìn chung, bài thi này tương đối khó và chỉ nên dùng khi đi định cư nước ngoài cùng với gia đình. Nếu chỉ dùng ở Việt Nam, bạn chỉ cần thi chứng chỉ của Bộ GD&ĐT và giá trị chứng chỉ đều là vĩnh viễn.

Có thể nói trong hầu hết ngành nghề và vị trí công tác thuộc lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực khoa học xã hội, thì người tốt nghiệp Tại chức Luật, Văn bằng 2 Đại học Luật đều có thể làm tốt và gặt hái thành công. Những vị trí quản lý và lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước hiện nay đều được yêu cầu tham gia các khóa học chuyên sâu về Luật. Đều cần có chứng chỉ hoặc bằng cấp chuyên ngành Luật là một điều kiện ưu tiên trong quá trình xem xét bổ nhiệm.

Tùy theo quy định, tùy theo từng nhóm ngành nghề mà cử nhân Luật sẽ phải qua quá trình đào tạo khác nhau. Ví dụ: Để có thể hành nghề Luật sư, thì cử nhân cần tham gia khóa đào tạo kỹ năng hành nghề Luật sư ở Học viện tư pháp trong một năm, rồi sau đó tham gia kỳ thi của Bộ Tư pháp, chỉ khi qua được kỳ thi sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.

Đối với chức danh thẩm phán, sẽ cần tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán của Học viện Tư pháp hoặc Học viện Tòa án. Những quy định này không chỉ ở Việt Nam mà các nước cũng khá giống nhau về quy trình.

Một điều chắc chắn là học ngành Luật không chỉ để làm Luật sư mà còn có thể làm nhiều việc khác nhau, sẽ không chỉ thuộc khối cơ quan nhà nước mà còn thuộc khối tư nhân. Tuy nhiên thử thách cũng sẽ rất nặng nề, mà ở đó không phải ai học luật ra cũng có thể thành công được ngay.

Đặc thù ngành luật là công việc đòi hỏi có quan hệ và tương tác trực tiếp với cộng đồng cho nên những người hành nghề luật cần những kỹ năng không chỉ về luật mà còn đòi hỏi hiểu biết về chính sách Nhà nước, hiểu biết về tâm lý học, xã hội học, kinh tế học và nhiều chuyên ngành khác.

Ngành Luật học là bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nó có quan hệ mật thiết các vấn đề liên quan đến con người, vấn đề quản lý con người và quản lý xã hội. Những người được đào tạo chuyên ngành Luật sẽ được tiếp cận và nghiên cứu sâu cũng như được trang bị các phương pháp luận về thế giới quan để quản lý con người và quản lý xã hội, họ sẽ có khả năng tư duy sâu sắc – khách quan – có hệ thống – tỉnh táo trước các hiện tượng xã hội và hành vi của con người.

Cử nhân luật không chỉ biết cách nắm bắt các quy luật nhận thức và quy luật hành động của con người, mà còn được trang bị những kỹ năng cần thiết để đưa ra các phương án, các giải pháp giải quyết bài toàn về tồn tại xã hội.

Chương trình liên thông đại học ngành luật.Nhận thấy rằng, nhu cầu đăng ký học liên thông từ trung cấp lên đại học mỗi năm ngày càng nhiều, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các lớp trung cấp, cao đẳng trước đây, nhóm loa động đã trãi qua đào tạo chính quy hiện đang đi làm. Nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thể dễ dàng tiếp cận với kiến thức, nhanh chóng nâng cao trình độ thông qua các chương trình giáo dục, liên thông chính quy. Nhà trường quyết định tổ chức chương trình xét tuyển không thi tuyển vào học ngay “liên thông từ trung cấp lên đại học” chính quy dành cho mọi đối tượng có nhu cầu đăng ký học liên thông đại học tại trường thuộc các nhóm ngành nêu trên.

Đây được xem là chương trình đào tạo được các học viên quan tâm nhất trong thời gian gần đây. Thông qua chương trình xét tuyển đăng ký học liên thông từ trung cấp lên đại học này, sinh đã tốt nghiệp ở trình độ trung cấp có thể nhanh chóng tham gia vào các khóa đào tạo với trình độ cao hơn, dễ dàng hoàn thành mục tiêu “đại học” hơn bao giờ hết. Với tấm bằng đại học chính quy được cấp sau thời theo học, chắc chắn rằng, giá trị mà học viên nhận được không chỉ là bằng cấp có trình độ cao hơn mà còn có thể tự tin hơn với những kiến thức chuyên sâu và nâng cao bổ trợ cho công việc cũng như con đường phát triển tương lai cho mình sau này.

Bởi vậy, cơ hội cho những người học luật ngày càng trở nên rộng mở và rõ ràng hơn bao giờ hết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *