Tên trường: Học viện Dân tộc
Tên tiếng Anh: Vietnam Academy for Ethnic Minorities (VAEM)
Mã trường:
Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học
Khung chương trình Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng
Khung chương trình Các nghề đào tạo hệ cao đẳng nghề
Danh sách các ngành nghề đào tạo cấp IV trình độ Đại học
Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Thạc sĩ (Cao học)
Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Tiến sĩ (Tiến sĩ khoa học)
Loại trường: Công lập
Địa chỉ: Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
SĐT: 04.37831662
Email: hvdt@cema.gov.vn
Website: http://hvdt.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/HocviendantocVAEM/
Ngày 08 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1562/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Dân tộc, trực thuộc Ủy ban Dân tộc, trên cơ sở tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc. Học viện Dân tộc là cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục công lập trực thuộc Ủy ban Dân tộc, hoạt động theo Điều lệ trường đại học; là đơn vị dự toán cấp II, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội. Tên giao dịch tiếng Anh của Học viện Dân tộc là Vietnam Academy for Ethnic Minorities.
– Chức năng của Học viện Dân tộc là Nghiên cứu chiến lược, chính sách dân tộc; Đào tạo trình độ đại học (bao gồm cả bồi dưỡng hệ dự bị đại học), sau đại học góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số và đội ngũ cán bộ cho vùng dân tộc và miền núi; Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, người có uy tín vùng dân tộc và miền núi.
– Các nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của Học viện được thực hiện theo quy định của Điều 28, Điều 32 của Luật Giáo dục đại học; Điều 5 của Điều lệ trường đại học; Quyết định số 407/QĐ-UBDT ngày 11/7/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
– Cơ cấu tổ chức của Học viện gồm: 03 khoa chuyên môn; 06 phòng chức năng; 03 tổ chức nghiên cứu phát triển và đơn vị sự nghiệp trực thuộc gồm có 01 Viện nghiên cứu, 02 Trung tâm. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Học viện do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quyết định thành lập; là đơn vị dự toán cấp III, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Hội đồng Học viện Dân tộc gồm 17 thành viên được thành lập theo Quyết định số 175/QĐ-UBDT ngày 12/4/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Hội đồng Khoa học và Đào tạo Học viện Dân tộc gồm 25 thành viên được thành lập theo Quyết định số 82/QĐ-HVDT ngày 13/4/2017 của Giám đốc Học viện Dân tộc.
– Về đội ngũ: Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động cơ hữu của Học viện Dân tộc hiện nay có 108 người, trong đó: Có 62 người trình độ Thạc sĩ trở lên (57,4%), trong đó có 03 PGS.TS (2,8%), 16 tiến sĩ (14,8%), 43 thạc sĩ (39,8%); Có 04 giảng viên cao cấp và tương đương (3,7%), 14 giảng viên chính và tương đương (13%); Có 8 thành phần dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh 84 người (77,8%), dân tộc Tày 10 người (9,3%), dân tộc Nùng 3 người (2,8%), dân tộc Thái 3 người (2,8%), dân tộc Mường 4 người (3,7%), dân tộc Cơ Tu 1 người (0,9%), dân tộc Cao Lan 1 người (0,9%), dân tộc Mông 1 người (0,9%), dân tộc Sán Dìu 1 người (0,9%); Có 45 nam (41,7%), 63 nữ (58,3%). Trong đó có 16 người dưới 30 tuổi (14,8%), 58 người từ 30-39 tuổi (53,7%), 21 người từ 40-49 tuổi (19,4%), 13 người từ 50-59 tuổi (12,1%).
Ngoài ra, Học viện Dân tộc còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là các nhà quản lý, nhà khoa học am hiểu lĩnh vực công tác dân tộc. Trong đó có 4 GS.TS, 9 PGS.TS, 22 TS.
Việc thành lập Học viện Dân tộc không đơn thuần là sự sát nhập 2 đơn vị mà là sự thể hiện quyết tâm của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị Quyết 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2030, tầm nhìn đến năm 2030, là sự mong đợi của cả hệ thống cơ quan công tác dân tộc và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhằm tạo điều kiện cho Học viện Dân tộc chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu trở thành đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đồng thời bảo đảm các đối tượng thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách và thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại Học viện.
Học viện Dân tộc tiền thân là Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc đã trải qua một chặng đường dài gần 20 năm phát triển và không ngừng đổi mới. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, Học viện Dân tộc đã đạt được những thành công ban đầu. Hiện nay, Học viện đang tiến hành xây dựng và lập đề án đào tạo các hệ dự bị đại học, đại học và sau đại học; thực hiện các hoạt động bồi dưỡng công chức, viên chức theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Chính phủ và bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc theo Quyết định 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 và Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018, phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”; thực hiện nghiên cứu khoa học các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở. Ngoài ra, Học viện còn ký kết nhiều Chương trình phối hợp trong nước, thực hiện một số Chương trình hợp tác trong công tác nghiên cứu khoa học và hoạt động bồi dưỡng với các nước, các tổ chức quốc tế…
Thành quả của Học viện đã góp phần khẳng định sự thành công của một mô hình đại học nghiên cứu trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đó là một cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia với quy mô ngày một lớn mạnh, với mô hình là đại học nghiên cứu, đào tạo, bồi dường cán bộ vùng dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao. Mặc dù có bề dày truyền thống với những thành tựu rất đáng tự hào, nhưng trước yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Học viện Dân tộc quyết tâm nỗ lực hơn nữa để phát triển toàn diện nhằm phục vụ đắc lực cho phát triển vùng dân tộc và miền núi, từng bước bắt kịp trình độ của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới./.