Tên trường: Học viện Tư pháp
Tên tiếng Anh: Judicial Academy
Mã trường:
Hệ đào tạo: Sau đại học
Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Thạc sĩ (Cao học)
Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Tiến sĩ (Tiến sĩ khoa học)
Loại trường: Công lập
Địa chỉ: Phố Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Giám đốc:(+84) 024.62873428 ext 106
Tuyển sinh – Đào tạo:Hà Nội: (+84) 024.62739780
(+84) 024.62873428 (ext 236, 115)
Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh:+84) 02822539104 – 02822539102
Email:
Website: http://www.hocvientuphap.edu.vn/
Facebook: www.facebook.com/hocvientuphap.edu.vn/
Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ, có tiền thân là Trường đào tạo các chức danh tư pháp được thành lập theo Quyết định số 34/1998/QĐ-TTg ngày 11/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh, nhiệm vụ chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp.
Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, có trụ sở tại thành phố Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Tư pháp được giao cụ thể trong Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp và Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 – 2020”. Theo đó, Học viện Tư pháp có nhiệm vụ:
– Tổ chức thực hiện các khoá đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, đấu giá viên và các chức danh tư pháp khác; liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp giáo dục và quản lý học viên; phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học viên.
– Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chấp hành viên, công chứng viên, luật sư, đấu giá viên, trợ giúp việc pháp lý và cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp; bồi dưỡng thừa phát lại; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp; bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật tại các doanh nghiệp; tập huấn kiến thức pháp luật cho các cơ quan, đơn vị ngoài ngành tư pháp.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Học viện Tư pháp gồm có:
– Hội đồng Khoa học và Đào tạo nhiệm kỳ Tuyen-sinh.vn với 19 thành viên, Giám đốc Học viện Tư pháp làm chủ tịch Hội đồng.
– Theo quy định, Học viện có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
Hiện nay, Học viện có 01 Giám đốc là đồng chí Nguyễn Xuân Thu, 02 Phó giám đốc là đồng chí Nguyễn Trường Thiệp và đồng chí Nguyễn Minh Hằng.
Có 16 đơn vị cấp phòng gồm 04 Khoa, 06 Phòng, 05 Trung tâm và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh; 21 bộ môn thuộc Khoa được thành lập trước khi có Quyết định số 2229/QĐ-BTP.
– Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội tại Học viện Tư pháp gồm có: Đảng bộ Học viện; Công đoàn Học viện; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện; Chi hội Cựu chiến binh Học viện; Chi hội Luật gia Học viện, Chi hội nhà báo Tạp chí Nghề luật.
– Tạp chí Nghề luật với cơ cấu gồm có Tổng biên tập, 02 Phó Tổng biên tập, Ban Biên tập, Ban Trị sự và Thư ký toà soạn.