ĐH hình thức VLVH các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc

Căn cứ Chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học hình thức Vừa làm vừa học năm NAY của Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Hà Nội thông báo tuyển sinh trình độ đại học hình thức Vừa làm vừa học ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Trung Quốc NAY theo kế hoạch sau:

  1. Đối tượng tuyển sinh:Thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện sau:
  1. Đã tốt nghiệp chương trình Trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam;
  2. Đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Trường hợp người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập sẽ do Hiệu trưởng xem xét, quyết định
  3. Không trong thời gian thi hành án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  4. Đáp ứng các quy định khác của Quy chế tuyển sinh đại học hiện hành của Bộ GDĐT và của Trường Đại học Hà Nội.
  5. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

III.Phương thức tuyển sinh:  Xét điểm học bạ 03 năm học THPT.

– Ngưỡng điểm nhận hồ sơ: Tổng điểm 03 môn (Toán+Văn+Ngoại ngữ) + điểm ưu tiên, đạt từ 15.0 điểm trở lên (theo thang điểm 30), trong đó:

+ Điểm môn Toán = (Toán 10 + Toán 11 + Toán 12) / 3,

+ Điểm môn Văn = (Văn 10 + Văn 11 + Văn 12) / 3,

+ Điểm môn  Ngoại ngữ = (NN 10 + NN 11 + NN12) / 3.

– Nguyên lý xét tuyển: Xét từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu.

  1. Hồ sơ tuyển sinh:
  2. Hồ sơ xét tuyển (theo mẫu của Trường Đại học Hà Nội);
  3. Bản sao hợp pháp Bằng tốt nghiệp và học bạ THPT;
  4. Bản sao hợp pháp Giấy khai sinh;
  5. 05 ảnh 3×4 cm.

*Đối tượng ưu tiên khi nộp hồ sơ phải kèm bản chính giấy tờ ưu tiên để đối chiếu.

*Đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, thí sinh phải nộp kèm bản dịch công chứng và bản sao hợp pháp Giấy công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp của Cục quản lý chất lượng (Bộ GDĐT).

  1. Thông tin lệ phí xét tuyển:
  2. Lệ phí xét tuyển: 300.000đ/ 1 hồ sơ
  3. Nộp lệ phí xét tuyển: Đăng ký xét tuyển:Đăng ký trực tuyến:Thí sinh đăng ký Tại đâyThí sinh xem hướng dẫn đăng ký trực tuyến Tại đây Để giúp thí sinh hiểu hơn về hệ đào tạo Vừa làm vừa học, Nhà trường tổng hợp các câu hỏi thường gặp và trả lời như sau:Câu 1: Hệ đào tạo Vừa làm vừa học (VLVH) là gì?

    Hệ đào tạo Vừa làm vừa học (trước đây còn gọi là hệ Tại chức) là loại hình đào tạo dành cho đại đa số người vừa đi học vừa đi làm để hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một chương trình đại học khác để phù hợp với công việc đang làm… Thí sinh vừa tốt nghiệp THPT đủ điều kiện tham gia xét tuyển để học hệ đào tạo này.

    Câu 2: Chương trình đào tạo của hệ VLVH như thế nào?

    Chương trình đào tạo của hệ VLVH được xây dựng tương đương với chương trình đào tạo của hệ chính quy.

    Nội dung chương trình, cách đánh giá xếp loại kết quả học tập cũng như điều kiện xét tốt nghiệp theo hình thức VLVH hoàn toàn như đào tạo chính quy, chỉ khác về thời gian học tập.

    Xem nội dung chương trình đào tạo các ngành hệ VLVH tại đây.

    Câu 3: Sau khi tốt nghiệp hệ VLVH, sinh viên được cấp văn bằng gì? Hình thức, giá trị văn bằng như thế nào?

    Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng đại học.

    Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học thì: Không phân biệt văn bằng đại học theo hình thức đào tạo.Như vậy, về hình thức và giá trị của văn bằng là tương đương với văn bằng của hệ chính quy.

    Câu 4: Sự khác nhau giữa bằng đại học hệ chính quy với bằng đại học hệ VLVH là gì?

    Như câu 3 đã trả lời, về hình thức và giá trị thì không có sự khác biệt giữa bằng đại học hệ chính quy và hệ VLVH. Tuy nhiên, trong Phụ lục văn bằng của sinh viên có khác ở chỗ đó là có ghi hệ đào tạo.

    Câu 5: Hiện nay Trường Đại học Hà Nội đang đào tạo bao nhiêu ngành hệ VLVH?

    Hiện nay Nhà trường đang tuyển sinh và đào tạo 04 ngành gồm: Ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc và Ngôn ngữ Trung Quốc.

    Câu 6: Thời gian học của hệ VLVH như thế nào?

    Khóa đào tạo đại học hệ VLVH có thời gian 04 năm, mỗi năm học 2 kỳ, mỗi kỳ 05 tháng.

    Tại Trường Đại học Hà Nội, thời gian học của hệ VLVH thường vào buổi tối, từ 18h00 – 21h00 các ngày từ thứ Hai – thứ Sáu hàng tuần. Sinh viên có nhu cầu học ban ngày thì đăng ký với Khoa để tổ chức lớp ban ngày, với điều kiện lớp phải đủ tối thiểu 25 sinh viên/Lớp.Riêng ngành Ngôn ngữ Nhật, hệ VLVH được tổ chức học ban ngày.

    Câu 7: Học hệ VLVH có được học tiến độ nhanh không?

    Theo quy định của Nhà trường, sau khi sinh viên trúng tuyển và làm thủ tục xác nhận nhập học, có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ được miễn học hoặc miễn thi 1 số học phần tương ứng và có thể bắt đầu học cùng với khóa trên (học tiến độ nhanh).

    Chi tiết xem tại đây: (Đang cập nhật)

    Câu 8: Sau khi tốt nghiệp hệ VLVH sinh viên có được học lên các bậc học cao hơn không?

    Về giá trị văn bằng như đã trả lời ở trên là tương đương với hình thức đào tạo chính quy và các hình thức đào tạo khác, vì thế sinh viên tốt nghiệp hệ VLVH có đủ điều kiện để tiếp tục học lên Cao học, nghiên cứu sinh và lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sỹ chuyên ngành đó.

    Câu 9: Sinh viên học hệ VLVH có dễ xin việc sau khi tốt nghiệp không?

    Chương trình đào tạo, hình thức văn bằng, giá trị văn bằng hệ VLVH là tương đương với hệ chính quy, vì thế khi sinh viên sử dụng văn bằng này để tìm việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ có giá trị như nhau. Khả năng tìm việc làm cao hay thấp? Việc làm tốt hay không? Thu nhập như thế nào sau khi tốt nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của người học chứ không phụ thuộc vào hình thức đào tạo mà sinh viên đã học.

    Trong quá trình học tập, người học luôn cố gắng nỗ lực vươn lên, tiếp thu đầy đủ kiến thức đã được học trên lớp, học và làm bài tập đầy đủ, rèn luyện khả năng tự học cao để tích lũy kiến thức, đảm bảo bạn sẽ có được việc làm tốt, thu nhập cao sau khi tốt nghiệp.

    Các cơ quan, tổ chức, nhà sử dụng lao động hiện nay phần lớn quan tâm đến khả năng, năng lực của ứng viên chứ không quan tâm đến hệ đào tạo mà ứng viên đã học.

    Câu 10: Hàng năm Nhà trường tuyển sinh hệ VLVH vào thời gian nào?

    Mỗi năm Nhà trường có hai đợt tuyển sinh hệ VLVH, cụ thể:

    + Đợt 1 vào tháng Tư hàng năm. Phát hành hồ sơ và nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ tháng 1 đến đầu tháng 4 hàng năm.

    + Đợt 2 vào tháng Mười một hàng năm. Phát hành hồ sơ và nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ tháng 9 đến hết tháng 10 hàng năm.

    + Lưu ý: Trong từng thời điểm cụ thể, Nhà trường có thể nhận đăng ký bằng hình thức trực tuyến.Xem thông tin tuyển sinh gần nhất tại đây.

    Câu 11: Đối tượng tuyển sinh của hệ VLVH là đối tượng nào?

    Thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    1. Đã tốt nghiệp chương trình Trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam;
    2. Đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Trường hợp người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập sẽ do Hiệu trưởng xem xét, quyết định
    3. Không trong thời gian thi hành án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
    4. Đáp ứng các quy định khác của Quy chế tuyển sinh đại học hiện hành của Bộ GDĐT và của Trường Đại học Hà Nội.

    Câu 12: Phương thức xét tuyển hệ VLVH là như thế nào?

    Hệ VLVH xét điểm học bạ 03 năm học THPT, cụ thể như sau:* Ngưỡng điểm nhận hồ sơ: Tổng điểm 03 môn (Toán+Văn+Ngoại ngữ) + điểm ưu tiên, đạt từ 15.0 điểm trở lên (theo thang điểm 30), trong đó:

    Điểm môn Toán = (Toán 10 + Toán 11 + Toán 12) / 3,

    Điểm môn Văn = (Văn 10 + Văn 11 + Văn 12) / 3,

    Điểm môn  Ngoại ngữ = (NN 10 + NN 11 + NN12) / 3.

    * Nguyên lý xét tuyển: Xét từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu.

    Câu 13: Hồ sơ đăng ký xét tuyển hệ VLVH gồm những gì?

    1. Hồ sơ xét tuyển (theo mẫu của Trường Đại học Hà Nội);
    2. Bản sao hợp pháp Bằng tốt nghiệp và học bạ THPT;
    3. Bản sao hợp pháp Giấy khai sinh;
    4. 05 ảnh 3×4 cm.

    – Đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, thí sinh phải nộp kèm bản dịch công chứng và bản sao hợp pháp Giấy công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp của Cục quản lý chất lượng (Bộ GDĐT).

    Câu 14: Học phí hệ VLVH là như thế nào?

    Học phí thu theo tín chỉ 450.000 vnđ / 1 Tín chỉ (Trung bình khoảng 7 triệu/1 học kỳ)

    Thông tin chi tiết về học phí hệ VLVH xem tại đây.

    Câu 15: Học hệ VLVH, sinh viên có được tham gia các hoạt động như của sinh viên hệ chính quy không?

    Để tạo điều kiện cho sinh viên đi làm vào ban ngày nên hệ VLVH phần lớn là học buổi tối, vì thế các hoạt động của sinh viên dành cho hệ VLVH cũng bị hạn chế. Ngành nào học vào ban ngày hoặc đăng ký học ban ngày thì sinh viên được tham gia các hoạt động như sinh viên hệ chính quy.

    Câu 16: Sinh viên hệ VLVH có được đăng ký ở ký túc xá không?

    Trong quá trình học tại Trường, sinh viên, học viên các hệ đào tạo, các bậc đào tạo đều được đăng ký ở ký túc xá với điều kiện chỗ ở trong ký túc xá còn trống tại thời điểm đăng ký.

     

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *