Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh là gì? Học ở đâu?

LỚP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TIẾNG ANH BẬC TIỂU HỌC TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH

Khóa học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tiếng anh bậc tiểu học dành cho giáo viên dạy tiếng anh. Đào tạo và cấp chứng chỉ của Đại học sư phạm Hà Nội

ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TIẾNG ANH BẬC TIỂU HỌC

– Khóa học nghiệp vụ sư phạm tiếng anh bậc tiểu học, chứng chỉ này dành riêng cho giáo viên dạy Tiếng Anh cấp tiểu học. Cho những người muốn dạy Tiếng Anh tại các trường tiểu học. Chương trình nhằm bồi dưỡng, hoàn thiện các kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm môn tiếng Anh cho lứa tuổi này.

CÁC THÔNG TIN KHÓA NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CẤP TIỂU HỌC

STT Học phần chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Tiếng anh bậc tiểu học
I Kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm
1 Tâm lý học
2 Giáo dục học đại cương và lý luận giáo dục
3 Lý luận dạy học
4 Giao tiếp và ứng xử sư phạm
5 Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành GD&ĐT
6 Đánh giá trong chương trình giáo dục Tiểu học
II Kiến thức về phương pháp dạy Tiếng Anh cấp Tiểu học
1 Đặc điểm học ngôn ngữ của học sinh tiểu học
2 Phát triển kỹ năng nghe/nói cho học sinh tiểu học
3 Hỗ trợ phát triển kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
4 Sử dụng trò chơi trong lớp học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
5 Sử dụng bài hát và vè trong lớp học Tiếng Anh của học sinh tiểu học
6 Phát triển kỹ năng đọc/viết Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
7 Vận dụng tài liệu giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học
8 Quản lý lớp học và sử dụng ngôn ngữ trong lớp học Tiếng Anh ở tiểu học
9 Lập kế hoạch dạy bài học Tiếng Anh ở tiểu học
10 Kiểm tra, đánh giá năng lực Tiếng Anh của học sinh tiểu học
III Phần phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Tiếng Anh bậc Tiểu học
1 Thực hành giảng dạy Tiếng Anh tiểu học tại lớp bồi dưỡng
2 Tham gia dự giờ quan sát lớp học Tiếng Anh ở tiểu học
3 Nhật ký và hồ sơ sư phạm
4 Áp dụng công nghệ trong giảng dạy Tiếng Anh ở trường tiểu học
5 Thực tập giảng dạy Tiếng Anh tại trường tiểu học

Đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiếng anh cấp tiểu học

  1. Đối tượng học nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Tiếng Anh bậc Tiểu học:

– Hiện đang là giáo viên Tiếng Anh dạy bậc giáo dục tiểu học chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm này.

– Các giáo viên đang tham gia giảng dạy tại các cấp học khác, muốn tham gia dạy tiếng Anh của cấp Tiểu học.

– Hoặc các cử nhân Tiếng anh đã qua đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, có nguyện vọng giảng dạy bộ môn Tiếng anh cho bậc Tiểu học.

– Các đối tượng có liên quan đến giảng dạy cho học sinh ở lứa tuổi này có nhu cầu học nâng cao nghiệp vụ.

  1. Nội dung đào tạo nghiệp vụ sư phạm Tiếng Anh bậc Tiểu học:

* Kiến thức bắt buộc tối thiểu khóa học sư phạm Tiếng Anh bậc Tiểu học:

– 600 tiết: trong đó lý thuyết là 160 tiết; Thực hành là 440 tiết

Dự giờ tại lớp học tiếng anh bậc tiểu học

* Nội dung về kiến thức bắt buộc tối thiểu của giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học:

. Văn bằng chứng chỉ sư phạm Tiếng Anh bậc tiểu học:

⇒Kết thúc thời gian đào tạo dược cấp chứng chỉ ” Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học” do Trường Đại học Thủ Đô cấp theo quy định của Bộ GD & ĐT.

Cơ sở 1: Số 98 Phố Dương Quảng Hàm, P. Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Cơ sở 2: Đường 131 thôn Đạc Tài, Xã Mai Đình, Huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội
Cơ sở 3: Số 6 Phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, TP. Hà Nội

Năm học NAY, trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức cho 758 sinh viên năm thứ 3 thực tập tốt nghiệp theo hình thức thực tập thường xuyên. Đây là mô hình mới giúp sinh viên sư phạm vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, tự tin hơn thực hiện nhiệm vụ của một giáo viên khi mới ra trường. Mô hình này cần được áp dụng rộng rãi trong các trường sư phạm để rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên. Tuy nhiên, để thực hiện được tốt và hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Nhà trường, trường phổ thông, mầm non, các giáo viên hướng dẫn, giảng viên trưởng đoàn, sinh viên, học sinh…, đặc biệt là sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo thực tập sư phạm các cấp.

  1. Đỗ Hồng Cường, Phó Hiệu trưởng, Phó Trưởng ban chỉ đạo Thực tập sư phạm Thành phố Hà Nội

Theo TS. Đỗ Hồng Cường, Phó Hiệu trưởng, Phó Trưởng ban chỉ đạo Thực tập sư phạm Thành phố Hà Nội, công tác thực tập có ý nghĩa lớn trong hoạt động đào tạo, đặc biệt là việc thực tập thường xuyên sẽ rút ngắn được thời gian học tập của sinh viên và giúp các em ra trường sớm. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đại biểu dự Hội nghị tổng kết, trường Đại học Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp để xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo phù hợp với hoạt động thực tập. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tăng cường đào tạo kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao ý thức tổ chức, siết chặt kỉ luật với sinh viên. Đối với các Ban chỉ đạo thực tập sư phạm (thành phố, quận), nhà trường sẽ phối hợp chặt chẽ, cung cấp đầy đủ thông tin, đảm bảo sự liên hệ xuyên suốt từ khi bắt đầu tới khi kết thúc hoạt động thực tập. TS. Đỗ Hồng Cường cũng bày tỏ mong muốn các Ban Chỉ đạo thực tập sư phạm, các trường tiếp tục đồng hành cùng trường Đại học Thủ đô Hà Nội để các em sinh viên trưởng thành hơn, qua đó giúp nhà trường đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Trưởng Ban chỉ đạo Thực tập sư phạm Thành phố Hà Nội

Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo Thực tập sư phạm Thành phố Hà Nội năm học NAY đánh giá cao công tác chuẩn bị và triển khai hoạt động thực tập sư phạm của trường Đại học Thủ đô Hà Nội và yêu cầu nhà trường tiếp tục rút kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến của các đơn vị để công tác thực tập sư phạm đạt kết quả cao. Để xây dựng quy trình, bộ tiêu chí đánh giá hoạt động thực tập sư phạm thống nhất cho toàn Thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Lê Ngọc Quang yêu cầu Phòng Giáo dục chuyên nghiệp của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chịu trách nhiệm tập hợp các ý kiến và thông tin trao đổi giữa các quận, các trường về vấn đề này; giao cho trường Đại học Thủ đô Hà Nội xây dựng, hoàn thiện quy trình, tiêu chí đánh giá hoạt động thực tập sư phạm phù hợp, trình Ban Chỉ đạo Thực tập sư phạm Thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Bộ tiêu chí sẽ là cơ sở giúp việc đánh giá kết quả hoạt động thực tập sư phạm diễn khách quan, chính xác và thống nhất trên toàn Thành phố Hà Nội.

Ngọc Hinh – Công Khanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *