Kì tuyển sinh đại học năm nay, sau khi có một số trường hợp thí sinh đạt đến 29,5 điểm vẫn trượt, nhiều người ngỡ ngàng vì điểm thi quá cao mà vẫn không đỗ. Nghịch lý này khiến nhiều người đặt vấn đề: Có phải đề thi quá dễ đến nỗi không phân loại được thí sinh trung bình, khá, giỏi?
Những năm gần đây, năm nào cũng có chuyện thí sinh thi 3 môn đạt 30 điểm vẫn trượt đại học. Nguyên nhân có thể kể đến việc sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để xét tuyển đại học chưa thật sự phù hợp để phân loại học sinh. Bởi lẽ đây thực chất là kì thi sử dụng chỉ cho mục đích tốt nghiệp.
Trong khi đó tổ chức một kỳ thi tuyển sinh đại học riêng vừa tốn kém, vừa đòi hỏi kỹ thuật cao, trong khi tính hiệu quả chưa có gì đảm bảo. Vì vậy, việc các trường dè dặt, chưa dám tổ chức một kỳ thi riêng, có quy mô đủ lớn là điều dễ hiểu.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngọc – Cựu giáo chức Trường Trung học phổ thông Thăng Long (Hà Nội).
1 Xét tuyển đại học là gì?. Nhiều trường đại học chỉ tuyển 20% chỉ tiêu bằng điểm thi, nên 30 điểm vẫn trượt
1.1 Cách xét tuyển đại học | Đăng ký xét tuyển đại học chi tiết
1.1.1 Điều kiện xét tuyển đại học
1.1.2 Tổ hợp xét tuyển Đại học | Cách tính điểm xét tuyển tổ hợp
2 Khối xét tuyển đại học chính quy
2.1 Các tổ hợp môn xét tuyển đại học trong năm NAY
2.2 Các tổ hợp môn xét tuyển đại học khối A
2.3 Các tổ hợp môn xét tuyển đại học khối B
2.4 Các tổ hợp môn xét tuyển đại học khối C
2.5 Các tổ hợp môn xét tuyển đại học khối D
2.6 Các tổ hợp môn xét tuyển đại học khối H
2.7 Các tổ hợp môn xét tuyển đại học khối M
2.8 Các tổ hợp môn xét tuyển đại học khối N
2.9 Các tổ hợp môn xét tuyển đại học khối R và S
3 Xét tuyển thẳng vào đại học là gì?
3.1 Xét tuyển bằng học bạ trung học phổ thông
3.2 Điểm xét tuyển đại học là gì?
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngọc – Cựu giáo viên Trường Trung học phổ thông Thăng Long (Hà Nội), về vấn đề này, thầy Ngọc nêu quan điểm:
“Theo tôi, việc các trường đại học sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để xét tuyển tuy còn một số bất cập nhất định, nhưng vì hệ số “an toàn” cao hơn cho việc tuyển sinh được đủ chỉ tiêu, nên nhiều trường vẫn chọn phương thức này dù đã được giao quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh.
Tôi được biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích các trường đại học, ngành học có mức cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.
Ngay như Đại học Quốc gia Hà Nội, và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng có tổ chức thi đánh giá năng lực mà tôi cho việc này rất tốt, mỗi thí sinh sẽ làm một đề riêng biệt trên máy tính, được bố trí giờ làm bài thi khác nhau. Quy trình xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa ở các mức độ khác nhau đảm bảo sự tương đương giữa các đề thi.
Theo tôi kết quả kì thi năng lực này có độ tin cậy, phân hóa khi đánh giá theo ba nhóm năng lực theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục trung học phổ thông: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Tư duy toán học, Ngoại ngữ, xử lý số liệu, khám phá và vận dụng khoa học xã hội, tự nhiên, công nghệ.
Thí sinh có năng khiếu gì nổi trội sẽ thể hiện ngay trong bài thi đánh giá năng lực này, các trường đại học có chuyên ngành nào thì có thể căn cứ vào kết quả đánh giá phần đó trong bài thi, để tuyển chọn học sinh cho phù hợp với trường của mình.
Theo tôi, kỳ thi đánh giá tư duy, năng lực có nhiều thách thức hơn so với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, với phổ điểm phân bố theo chuẩn, có độ phân hóa cao phục vụ tốt công tác tuyển sinh đại học theo các nhóm ngành khác nhau.
Ngoài ra các trường đại học có thể sử dụng kết quả của các kì thi đã chuẩn hóa quốc tế, ví dụ như kì thi IELTS, iBT, SAT,…những điểm thi đó có thể làm căn cứ để xét tuyển.
Và để tập trung, tránh tốn kém thì các trường đại học nên sử dụng chung kết quả của nhau. Đặc biệt, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của mình, các trường đại học khác cũng có thể dùng kết quả đó sử dụng để tuyển sinh, đây sẽ là giải pháp ổn định và lâu dài cho công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng”.
Theo thầy Ngọc: “Cần xóa bỏ việc chỉ trông chờ vào điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để tuyển sinh vào đại học, bởi hiện nay không ít học sinh có nhiều thành tích, nhiều hoạt động thiết thực còn hơn cả 30 điểm thi”. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Thư giới thiệu của thầy cô cũng là một lựa chọn
Theo thầy Ngọc: “Một hình thức nữa mà được biết mấy năm gần đây, đó là thầy cô giáo cấp trung học phổ thông viết thư giới thiệu học sinh của mình với một số trường đại học. Có thể nói đây là những ý kiến, xác nhận rất quý bởi chính những thầy cô đó đã “theo” học trò suốt mấy năm liền nên rất hiểu năng lực cũng như tố chất của từng em.
Hồ sơ gửi các trường đại học tất nhiên là có kèm theo bảng điểm học bạ, nhưng qua những lá thư giới thiệu đó, các trường đại học có thể nắm bắt được em học sinh này có tố chất về chế tạo kĩ thuật, hoặc có thiên hướng về nghiên cứu khoa học, hoặc nhiều lĩnh vực khác,…mà nếu chỉ dựa vào điểm bài thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thì không thể bộc lộ được hết những ưu điểm đó. Điều này cũng góp phần nâng cao vị thế, uy tín của người thầy qua những lá thư giới thiệu đó”.
Thầy Ngọc cho biết: “Hiện nay không hiếm những trường hợp học sinh phổ thông, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô đã chế tạo ra được một số máy móc đơn giản phục vụ nông nghiệp, chăn nuôi,…đó là những học sinh có thiên hướng về kỹ thuật, vậy nên những lá thư giới thiệu đó có thể nói rất quý hơn rất nhiều lần bài thi, và cũng rất chính xác. Với những học sinh như vậy được các trường đại học chú trọng đào tạo theo thiên hướng, thì đó sẽ là những nhân tài cho đất nước. Theo tôi đây cũng là một kênh xét tuyển mà các trường nên áp dụng.
Nhiều trường đại học chỉ tuyển 20% chỉ tiêu bằng điểm thi, nên 30 điểm vẫn trượt
Cần xóa bỏ việc chỉ trông chờ vào điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để tuyển sinh vào đại học, bởi hiện nay không ít học sinh có nhiều thành tích, nhiều hoạt động thiết thực còn hơn cả 30 điểm thi.
Thầy cô, học sinh và cả cha mẹ các em từ nay dần phải thay đổi cách dạy, cách học, cũng như các em học sinh phải tự mình chuẩn bị hành trang vào đời, không phải chỉ đi học thêm mấy lớp, rồi học suốt ngày đêm để có 30 điểm, việc học và thi như vậy theo tôi đã quá lỗi thời, không đánh giá được thực chất năng lực của học sinh.
Các trường đại học cũng cần đổi mới nhiều phương thức xét tuyển, có như vậy mới xứng đáng là nơi đào tạo nguồn nhân tài, mới giải thích được hiện tượng: Tại sao trên thế giới có những người đang ở tuổi vị thành niên nhưng đã có những phát minh lớn có ích cho nhân loại; Đã có thể đủ trình độ vào học bậc đại học, thậm chí có những đề tài tầm Tiến sĩ.
Thay đổi cách tuyển sinh đại học cũng là một cách lựa chọn nhân tài, chúng ta không thể làm theo kiểu cũ được nữa bởi thế giới đã thay đổi, chúng ta phải theo nhu cầu của thời đại, đây là một xu thế tất yếu cần phải thay đổi. Vậy nên các trường đại học của ta cần phải có nhiều phương án xét tuyển, với những em học sinh quá xuất sắc cần phải được nhìn nhận đúng”.
Trả lời trên tienphong.vn, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phong Điền – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết các phương thức tuyển sinh gồm 3 phương thức: xét hồ sơ tài năng; xét tuyển theo phương thức thi Trung học phổ thông với tỷ lệ hạn chế hơn và xét kết quả thi đánh giá tư duy.
Phó giáo sư Nguyễn Phong Điền lưu ý thí sinh một điểm mới của phương thức tuyển sinh vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 là ưu tiên tỷ lệ tuyển sinh cho kỳ thi riêng – Kỳ thi đánh giá tư duy. Năm 2022, kỳ thi được mở rộng, chuẩn bị kỹ lưỡng về cấu trúc đề thi cùng các điều kiện tổ chức.
Ông Điền cũng khẳng định chắc chắn cấu trúc đề thi không khuyến khích học tủ, học lệch, học thêm. Hiện nay, đã có 8 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển năm 2022.
Phó giáo sư Nguyễn Phong Điền cho biết dự kiến sẽ có thêm một số trường đại học nữa lấy kết quả của kỳ thi này xét tuyển nhằm giảm áp lực số lần thi và di chuyển cho thí sinh (1).