Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Tên trường: Cao Đẳng Nghề Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thanh Hóa

Tên tiếng anh: Thanh Hoa Vocational College of Agriculture and Rural Development

Mã trường: CDD2804

Loại trường: Công lập

Hệ đào tạo: Sơ cấp – Trung cấp – Cao đẳng -liên thông – hợp tác quốc tế

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA MỘT SỐ NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Chuẩn đầu ra các ngành Khung đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp

Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng,Khung chương trình Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng

Khung chương trình Các nghề đào tạo hệ cao đẳng nghề

Địa chỉ: Số 104, Đường Bạch Đằng, P. Quảng Hưng, TP. Thanh Hoá

Website: www.vcathanhhoa.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/vcathanhhoa/

Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn họp đánh giá giá kết quả triển khai kế hoạch đào tạo nghề năm nay và sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2035”

Dưới dự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam, ngày 02/10/2014 tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) họp đánh giá giá kết quả triển khai kế hoạch đào tạo nghề năm nay và sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”

Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho LĐNT, Cục Kinh tế hợp tác và NNTN, đại điện một số Trường Cao đẳng nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và TS. Hạ Thúy Hạnh- PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tham dự cuộc họp.

 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam (thứ ba  từ phải sang) chủ trì cuộc họp

Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm nay cả nước đã tổ chức được 2.388 lớp học nghề, có 71.435 LĐNT tham gia học nghề, đạt 46% kế hoạch cả năm 2014. Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện kế hoạch không đồng đều giữa các vùng: vùng Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ đạt 57%, các khu vực Tây Nguyên chỉ đạt 36%, tiêu biểu một số địa phương thực hiện rất tốt là Quảng Trị, Đắk Nông đã hoàn thành kế hoạch năm; Một số địa phương tỷ lệ thực hiện kế hoạch rất thấp là Bình Dương (3,6%), Bình Phước (12%), Quảng Ngãi (20%); Ngoài ra còn có những địa phương chưa thực hiện công tác đào tạo nghề là Thanh Hóa, Quảng Bình, Lào Cai, Hải Phòng… Nguyên nhân của tình trạng thực hiện kế hoạch thấp do một số địa phương xây dựng và phê duyệt kế hoạch muộn, gặp khó khăn trong quá trình tổ chức lớp học và chiêu sinh, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo nghề nông nghiệp và vẫn còn tình trạng tập trung mở các lớp vào cuối năm.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hoàn thiện và ban hành 31 chương trình, giáo trình các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề, đưa tổng số chương trình, giáo trình được ban hành lên 132 nghề. Các nghề được tập trung xây dựng vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và diêm nghiệp theo yêu cầu của các địa phương. Bộ đã giao Báo Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục thực hiện chuyên trang Tư vấn – Dạy nghề duy trì mỗi tuần 1-2 chuyên trang với 56 tin bài, ảnh.

Các thành viên thảo luận, đề xuất và hoàn thiện các nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm, dự kiến năm 2014 có 144.418 lao động được học nghề nông nghiệp,  đạt 94% kế hoạch được giao. Xây dựng định hướng chỉ đạo, đưa ra các quan điểm, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015 và góp ý sửa đổi quyết định 1956/QĐ-TTg.

  1. Hạ Thúy Hạnh- Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp TS. Hạ Thúy Hạnh đã phân tích, đánh giá và khẳng vai trò của Hệ thống khuyến nông trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT. Cán bộ khuyến nông phần đa là cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, hoạt động trên tất cả các vùng nông thôn cả nước, là lực lượng gần gũi, hiểu và nắm bắt được nhu cầu của người dân.  Đến năm 2014, đã có 28/63 Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, thành phố được Sở LĐTBXH cấp chứng chỉ cơ sở đào tạo nghề. Việc đào tạo  gắn với mô hình nên người dân dễ tiếp thu, dễ hiểu và dễ làm theo. Trong công tác tuyên truyền, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng chuyên mục “Đào tạo nghề nông” trên trang web www.khuyennongvn.gov.vn thu hút trên 10.000 lượt người truy cập/ngày, phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Nông thôn ngày nay lồng ghép công tác tuyên truyền đào tạo nghề trên các chuyên mục khuyến nông… Hệ thống Khuyến nông Việt Nam sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp PTNT, Chính phủ chỉ đạo.

Kết luận cuộc họp Thứ Trưởng Trần Thanh Nam chỉ đạo:

  1. Thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp năm nay: Trong thời gian tới Ban chỉ đạo sẽ kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn bảo đảm các địa phương có kết quả đào tạo thấp hoàn thành nhiệm vụ được giao. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm: Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tập trung đối tượng đào tạo, hình thức tổ chức thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra giám sát; Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban chỉ đạo TW; Hướng dẫn các địa phương sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 1956/TTg và xây dựng kế hoạch năm 2015.
  2. Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo và sớm có văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề cho LĐNT theo 02 hợp phần:

+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp: do Bộ LĐTB&XH chủ trì.

+ Đào tạo nghề nông nghiệp: do Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, trong đó có 03 hình thức:

Một là, Lao động nông thôn làm kỹ thuật nông nghiệp cần có chứng chỉ nghề theo quy định (thuyền trưởng, máy trưởng tàu đánh bắt hải sản; người làm nghề dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, dẫn tinh viên, người quản lý thủy nông cơ sở…) tổ chức đào tạo theo các chương trình dạy nghề và cấp bằng, chứng chỉ theo quy định của Luật dạy nghề. Hình thức này chiếm tỷ trọng khoảng 5-10%, ưu tiên các trường thuộc Bộ có chức năng dạy nghề thực hiện.

Hai là, Lao động nông thôn có nhu cầu đào tao nghề để sản xuất nông nghiệp hiện có theo quy mô trang trại, ứng dụng khoa học công nghệ cao; Nông dân tham gia các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh; Có hợp đồng liên kết trong sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn thì tổ chức đào tạo ngay tại cơ sở sản xuất. Hình thức này chiếm tỷ trọng khoảng 15-20%, ưu tiên các doanh nghiệp tổ chức thực hiện.

Ba là, Lao động nông thôn cần bổ sung kiến thức về sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…) tổ chức đào tạo ngay tại làng xã, thôn, bản, ấp… hoặc tại các cơ sở sản xuất gắn với mô hình sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính, thời gian và chương trình đào tạo phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất, quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và phù hợp với điều kiện của người học nghề. Đào tạo nông dân các nghề chính về chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản… chiếm tỷ trọng khoảng 70-80%, ưu tiên hệ thống khuyến nông cấp cơ sở (cấp huyện, cấp xã) và các cơ sở đủ điều kiện tham gia trực tiếp đào tạo nghề nông nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *