Từ khi chúng ta tiến hành đổi mới, nền Văn hoá tiên tiên tiến đậm đà bàn sắc dân tộc được nhà nước và nhân dân quyết tâm xây dựng đến cùng. Điều đó chứng tỏ, văn hoá là một phạm trù thiên liên đối với mỗi con người chúng ta. Hoạt động quản lý văn hoá là hoạt động quản lý những thứ thiên liên đó. Bởi vậy càng phải chú trọng phát triển. Ngành Quản lý văn hoá ra đời, muôn đời cần những cán bộ luôn có tâm huyết, cho nên đây là một trong những chuyên ngành được quan tâm phát triển hàng đầu trong hệ thống giáo dục nước nhà.
Ngành Quản lý văn hoá
Những hoạt động văn hoá như thế này càng được quản lý và nhân rộng
Ngành Quản lý văn hóa có chức năng đào tạo Cử nhân khoa học chuyên ngành với các kỹ năng chuyên sâu như: quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước; kỹ năng nghiên cứu, đề xuất các chính sách văn hóa; kỹ năng quản lý, điều hành các tổ chức văn hóa; kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở các cấp…, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa của các địa phương cũng như cả nước.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại Sở VHTT và DL; Nhà văn hóa (Trung tâm thông tin, thể thao) các cấp; Phòng VHTT và DL quận, huyện, thị xã; Ban VHXH cấp xã, phường; đơn vị tổ chức sự kiện, hội nghị, triển lãm, galary; các trường VHNT; Ngoài ra cơ hội làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, công ty du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp… là rất lớn
Sinh viên tốt nghiệp đại học cũng có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ về Quản lý văn hóa ở nước ngoài như Vương quốc Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore…
Hiện nay có một số trường đào tạo ngành Quản lý văn hoá như: ĐH Văn Hoá Hà Nội, ĐH Văn Hoá TP.HCM, ĐH Vinh, ĐH Đồng Tháp, ĐH Văn hoá Nghệ thuật Quân đội;, CĐ Văn hoá Nghệ thuật TP.HCM…
HNO tổng hợp