Nhóm ngành DU LỊCH,NHÀ HÀNG,KHÁCH SẠN tại khu vực Phía Bắc

Nhóm ngành DU LỊCH – NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN tại khu vực phía Bắc:Dưới đây là danh sách các trường Đại học, Cao đẳng tại khu vực các tỉnh và thành phố phía Bắc có đào tạo các chuyên ngành thuộc nhóm ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn

Danh mục các ngành nghề đào tạo trình độ Đại học Việt Nam.Sau khi đáp ứng được các điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học, cơ sở giáo dục có thể tiến hành làm hồ sơ mở ngành đào tạo. Vậy hồ sơ cần những gì và thủ tục mở ngành đào tạo trình độ đại học ra sao?

Nhóm ngành BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

Nhóm ngành CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG

Nhóm ngành CÔNG NGHỆ HÓA HỌC, VẬT LIỆU, LUYỆN KIM VÀ MÔI TRƯỜNG

Nhóm ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Nhóm ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG

Nhóm ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Nhóm ngành DU LỊCH, nhóm ngành KHÁCH SẠN, NHÀ HÀNG

Nhóm ngành KHAI THÁC VẬN TẢI

Nhóm ngành KHOA HỌC VẬT CHẤT

Nhóm ngành KHU VỰC HỌC VÀ NGÔN NGỮ

Nhóm ngành KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH

Nhóm ngành KINH DOANH

Nhóm ngành KINH TẾ HỌC

Nhóm ngành KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT

Nhóm ngành KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT, ĐỊA VẬT LÝ, TRẮC ĐỊA, KỸ THUẬT MỎ

Nhóm ngành KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG

Nhóm ngành KỸ THUẬT HÓA HỌC, VẬT LIỆU, LUYỆN KIM VÀ MÔI TRƯỜNG

Nhóm ngành LUẬT

Nhóm ngành MÁY TÍNH, nhóm ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Nhóm ngành MỸ THUẬT, nhóm ngành MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

Nhóm ngành NÔNG NGHIỆP, nhóm ngành LÂM NGHIỆP, nhóm ngành THỦY SẢN

Nhóm ngành QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Nhóm ngành QUẢN TRỊ – QUẢN LÝ

Nhóm ngành SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN SỢI, VẢI, GIÀY, DA

Nhóm ngành SINH HỌC ỨNG DỤNG

Nhóm ngành XÃ HỘI HỌC VÀ NHÂN HỌC, nhóm ngành TÂM LÝ HỌC

Nhóm ngành XÂY DỰNG, nhóm ngành QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Nhóm ngành Y HỌC và các nhóm ngành thuộc lĩnh vực đào tạo SỨC KHỎE

Nhóm ngành MẦM NON VÀ TIỂU HỌC

Quản trị kinh doanh có bao nhiêu chuyên ngành? Học quản trị kinh doanh nên chọn chuyên ngành nào

Ngành quản trị kinh doanh gồm những môn học nào

  1. Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp

Quản trị kinh doanh tổng hợp,Ngành quản trị kinh doanh tổng hợp là gì? Ngành quản trị kinh doanh (QTKD) tổng hợp đào tạo những nhà quản lý, QTKD nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, các kiến thức về chức năng, quá trình kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp; có kỹ năng cơ bản để vận dụng trong kinh doanh nói chung và thực hành tốt trong một số công việc chuyên môn.Trong quá trình đào tạo không chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về nghề quản lý mà còn phải làm rõ trách nhiệm đối với nghề nghiệp và bồi dưỡng lòng tự tin và yêu nghề cho sinh viên. Cung cấp một đội ngũ cán bộ có khả năng thực hiện một số kỹ năng quản lý và tư vấn trong công tác quản lý các doanh nghiệp, các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Sinh viên khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh:

Phòng kinh doanh, dịch vụ khách hàng, giao dịch, hành chính nhân sự, makerting, PR

Có thể làm giám đốc, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý khách sạn, khu giải trí, nhà hàng;

Có thể tham gia mọi loại hình công việc như quản lý sản xuất, bán lẻ, tổ chức cung cấp dịch vụ, bảo hiểm, nghiệp vụ khách sạn,

Tham gia hoạt động nghiên cứu, tư vấn, đào tạo, tự thành lập, tham gia thành lập để làm chủ sở hữu doanh nghiệp, tham gia công tác quản lý nhà nước về các hoạt động kinh tế…

Ngoài ra, cử nhân QTKD có thể làm việc tại các doanh nghiệp, khu chế xuất, liên doanh hoặc các tổ chức hợp tác quốc tế về thương mại.

  1. Chuyên ngành quản trị chất lượng, quản trị chất lượng,quản trị chất lượng

Đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức về các lĩnh vực:

Lập kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng và chỉ đạo thực hiện tại các công ty dựa trên nhu cầu thị trường; xác định mức chất lượng tối ưu trong chiến lược kinh doanh.

Xây dựng một chính sách hợp lý về chất lượng cho công ty, cho ngành trên cơ sở nhu cầu và khả năng của xã hội, thị trường và của ngành.

Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các công ty, các ngành; phân bố và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong tổ chức, góp phần tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất.

Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế trong các doanh nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp làm việc ở các doanh nghiệp sản xuất, thương mạ, dịch vụ và các tổ chức kinh tế khác.

Tham khảo thêm: Khái niệm về quản trị chất lượng

Nghề quản trị chất lượng và những triển vọng phát triển

  1. Chuyên ngành thương mại

Các công việc chuyên môn của ngành kinh doanh thương mại đi sâu vào hoạt động thường nhật của tổ chức doanh nghiệp. Từ khâu khảo sát mua hàng, nhập kho và quản lý kho. Để đảm bảo hàng hóa luôn có sẵn để đáp ứng ngay cho khách hàng, hàng trong kho quá ít sẽ thiếu khi khách hàng cần, và nếu nhập quá nhiều hàng vào kho sẽ làm hạn chế khả năng xoay vòng vốn. Khả năng quản lý kho trong ngành kinh doanh thương mại đảm bảo cân đối kho hàng để đạt hiệu quả cao.

Một công việc rất quan trọng khác là bán hàng. Ngành kinh doanh thương mại đào tạo nhiều kỹ năng liên quan đến bán hàng như quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, các phương pháp bán hàng hiệu quả. Với các đơn vị mở rộng hàng loạt trung tâm bán hàng ở rất nhiều địa điểm không thể bỏ qua khối chuyên môn quản trị chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi bán lẻ trong ngành này.

Các việc làm của ngành kinh doanh thương mại rất thực tế trong mọi tổ chức kinh doanh. Trong nhà máy sản xuất có công nhân và kỹ sư, thì trong hoạt động kinh doanh có kinh doanh thương mại.

Cơ hội nghề nghiệp:Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn cho mọi loại hình doanh nghiệp thương mại và thành phần kinh tế như:

Quản lý và giám sát bán hàng trong các doanh nghiệp.

Chuyên viên sở công thương, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, trung tâm xúc tiến thương mại.

Nhân viên/trưởng phòng kinh doanh trong các công ty sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu.

Quản trị viên/tổng quản trị các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp thương mại, siêu thị.

Chuyên viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy lĩnh vực thương mại/kinh doanh làm việc tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu hoặc các tổ chức khác; có định hướng phát triển thành cán bộ quản lý trong tương lai.

  1. Chuyên ngành kinh doanh quốc tế

Đào tạo Cử nhân kinh tế:Có kiến thức, kỹ năng kinh doanh trong môi trường quốc tế, có cái nhìn toàn cầu.

Có khả năng đàm phán và giao tiếp với nhiều đối tượng có những nền văn hoá khác nhau.

Có khả năng phân tích, tìm ra những điểm khác biệt và tương đồng giữa các thị trường và tìm cách duy trì sự hiện diện của doanh nghiệp trên các thị trường chủ yếu.

Nhận biết được các cơ hội và cách thách đố trong kinh doanh quốc tế.

Có khả năng thực hành kỹ năng kinh doanh, kỹ năng làm việc theo nhóm, thực hành giao tiếp quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp với môi trường kinh doanh toàn cầu và các nền văn hoá khác nhau.

Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Đây là một công việc giao dịch giữa nước này với nước khác, quốc gia này với quốc gia khác, là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.

Khi học ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức vững chắc về các lý thuyết về phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, địa lý và văn hóa; phân tích tài chính, thị trường ngoại hối và các hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới; hiểu rõ về quản trị vận hành từ lập kế hoạch, thiết kế, đến thực hiện các nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quy trình sản xuất và quản trị dự án; có khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được học các kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng cụ thể về các vấn đề thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài….Đồng thời các kỹ năng mềm như: kỹ năng đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống kinh doanh, đặc biệt là kỹ năng tiếng Anh cũng được các trường đại học chủ trương phát triển theo hướng ứng dụng chú trọng đào tạo cho sinh viên. Bởi đây chính là những hành trang cần thiết mang tính chiến lược của các cử nhân Kinh doanh quốc tế.

Học Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì?

Khi chọn ngành kinh doanh quốc tế làm hành trang cho tương lai thì cơ hội việc làm của bạn rộng mở. Với nhiều lựa chọn hấp dẫn, bạn có thể trở thành:

Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không;

Nhân viên xuất nhập khẩu;

Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế;

Chuyên gia nghiên cứu thị trường;Chuyên gia marketing quốc tế;

Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng;

Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế; Chuyên gia xúc tiến thương mại;

Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế; Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh doanh quốc tế.

Làm việc ở đâu?.Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế bạn có thể làm việc tại:

Các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương, tập đoàn đa quốc gia,…

Các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế

Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế.

Xem thêm: Nên học quản trị kinh doanh hay kinh doanh quốc tế

  1. Chuyên ngành ngoại thương

chuyên ngành ngoại thương

Chuyên ngành Ngoại thương đào tạo cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản trị xuất nhập khẩu, tạo sự tự tin để có thể thành công trong môi trường kinh doanh quốc tế. Sinh viên chuyên ngành ngoại thương được trang bị vững các lý thuyết về môi trường kinh doanh toàn cầu để phân tích cơ hội và thách thức của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; kiến thức thương lượng, tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế; các phương thức thanh toán quốc tế; phương thức vận tải, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; giao nhận hàng hóa; thủ tục hải quan; logistics; có khả năng vận dụng kiến thức để xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu.

Thu nhập cao và môi trường làm việc năng động, hiện đại, tiếp xúc làm ăn hợp tác với người nước ngoài cũng là những hấp lực lớn đối với người tìm việc làm chuyên ngành ngoại thương.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Ngoại thương) có khả năng làm việc tại các phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, các công ty xuất nhập khẩu, các văn phòng đại diện, các đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương, các cảng xuất nhập khẩu, bộ phận xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, các cơ quan ban ngành quản lý ngoại thương và xuất nhập khẩu, các trường Đại học, Cao đẳng có bộ môn hay chuyên ngành ngoại thương… để thực hiện các nghiệp vụ: lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch xuất nhập khẩu; quản lý và điều hành các công việc về hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu; các công việc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu như giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm, hải quan, kiểm định hàng hóa, nghiên cứu thị trường, dự báo thị trường quốc tế…

Một số phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực ngoại thương:

Am hiểu kiến thức kinh tế, kinh doanh.

Có chuyên môn kinh tế.

Nắm bắt thông tin nhanh và chính xác.

Nhạy bén, tháo vát, có trách nhiệm cao với công việc.

Giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán, thuyết phục đối tác.

Trình độ ngoại ngữ tốt.

  1. Chuyên ngành du lịch

Ngành du lịch làm gì

 Du lịch là gì?

Xét theo góc độ một ngành kinh tế, du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cao trên nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước. Bên cạnh đó, du lịch còn được coi là một hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn.

Khái quát về ngành Quản trị Du lịch Nhà hàng Khách sạn

Định nghĩa một cách cơ bản, Quản trị Du lịch Nhà hàng Khách sạn là một ngành công nghiệp “không khói” giữ vai trò cung cấp những dịch vụ cần thiết để khách hàng có khoảng thời gian thư giãn và giải trí một cách thoải mái và an toàn. Những “dịch vụ cần thiết” này có thể kể đến một số mảng như di chuyển, chỗ ở, ăn uống, tham quan,…

Định nghĩa một cách chuyên sâu hơn, Quản trị Du lịch Nhà hàng Khách sạn bao gồm hai mảng tuy cùng lĩnh vực nhưng lại khác nhau về hướng khai thác là Quản trị Du lịch (Tourism Management) và Quản trị Nhà hàng Khách sạn (Hospitality Management). Cụ thể hơn, Quản trị Du lịch giữ vai trò chăm lo cho khách hàng khi họ ở ngoài trời tham quan với các công việc đi kèm như thiết kế tour, chuẩn bị phương tiện đi lại và đảm bảo an toàn cho hành khách trong quá trình tham quan. Trong khi đó, Quản trị Nhà hàng Khách sạn lại giữ nhiệm vụ săn sóc khách hàng khi họ trở về sau chuyến tham quan ngoài trời với các công việc như bày trí phòng ốc sạch đẹp, chuẩn bị bữa ăn thịnh soạn và dịch vụ dọn phòng mỗi ngày. Dù sở hữu một số điểm khác biệt nhưng hai mảng này luôn có mối quan hệ mật thiết bổ trợ chặt chẽ cho nhau nên mới được xếp chung thành một ngành lớn.

Ngoài lựa chọn học cùng lúc cả hai mảng với ngành Quản trị Du lịch Nhà hàng Khách sạn, các bạn còn có thể chọn học những ngành tương tự nhưng có độ phủ hẹp hơn như Quản trị Nhà hàng Khách sạn (Hospitality Management), Quản trị Du lịch (Tourism Management), Quản trị Khách sạn (Hotel Management),… tùy theo nhu cầu cá nhân.

Tham khảo thêm: Ngành du lịch làm những công việc gì

  1. Chuyên ngành marketing,MARKETING,Marketing là gì?

Một cách ngắn gọn và chính xác nhất theo GS. Philip Kotler (Giáo sư Marketing nổi tiếng nhất thế giới – “cha đẻ” của Marketing hiện đại) cho rằng: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”

Marketing học những gì?

Ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,…

Với kiến thức được trang bị, người học có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường; nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng; hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả; nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…

Về chuyên môn có thể tham gia tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, từ đó vạch ra các chiến lược marketing cho các doanh nghiệp trước một môi trường kinh doanh ngày càng phát triển theo hướng năng động, cạnh tranh và toàn cầu hoá.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu, các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài…

Tuyển Sinh Đại Học Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *