Đề án Sẽ thành lập Đại Học Luật thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ đã có công văn đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Luật là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trên cơ sở Khoa Luật, ĐHQGHN.

Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN sẽ tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập.Việc thành lập Trường Đại học Luật – ĐHQGHN gắn với tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có của ĐHQGHN.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Đề án thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Ngành học

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Luật

7380101

C00, A00, D01, D03, D78, D82

Luật (chất lượng cao theo TT23)

7380101CLC

A01, D01, D07, D78

Luật Kinh doanh

7380110

A00, A01, D01, D03, D90, D91

Luật Thương mại quốc tế

7380109

A00, A01, D01, D78, D82

Với việc thành lập Trường Đại học Luật, ĐHQGHN sẽ có tám trường đại học thành viên.Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi – School of Law) được thành lập theo Quyết định số 85/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, có tư cách pháp nhân,  được sử dụng con dấu và tài khoản riêng của một đơn vị tài chính cấp II.

Khoa Luật đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976.Các mốc lịch sử phát triển của Khoa Luật:

  • Tháng 9/1976: Khoa Pháp lý trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

  • Tháng 7/1986: Khoa Luật trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

  • Tháng 9/1995: Khoa Luật trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.

  • Tháng 3/2000: Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN. thành trường Đại học Luật và trở thành một trường thành viên của trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong suốt chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, Khoa Luật đã được xã hội biết đến là một trong ba trung tâm đào tạo luật lớn nhất của Việt Nam có chức năng đào tạo Cử nhân luật học, Thạc sĩ luật học và Tiến sĩ luật học, năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng cao và đẳng cấp khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế. Khoa Luật đã tạo dựng được uy tín, vị thế trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam; trở thành đối tác tin cậy của các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Về đội ngũ cán bộ, viên chức: Với truyền thống đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN đã quy tụ được nhiều nhà khoa học, đội ngũ giảng viên luật học đầu ngành, tận tâm với sự phát triển của Khoa.HỘI HỌC VĂN BẰNG 2, LIÊN THÔNG TC CĐ ĐẠI HỌC TỪ XA VỪA HỌC VỪA LÀM

Hiện tại, Khoa Luật có 120 cán bộ, viên chức, người lao động. Số cán bộ, viên chức, người lao động có trình độ thạc sĩ trở lên là 93 người, chiếm 78%. Khoa Luật là một trong ba cơ sở đào tạo luật có số lượng và tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học cao nhất ở Việt Nam. Hiện nay, Khoa có 64 cán bộ có trình độ tiến sĩ luật học trở lên, trong đó có 02 GS. TSKH; 06 GS. TS; 19 PGS. TS. 20 cán bộ được khoa cử đi đào tạo tiến sĩ luật học ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Đăng ký thành lập ĐH Luật thuộc ĐH Quốc Gia HN

Bên cạnh đó, Khoa Luật luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và hợp tác chặt chẽ về giảng dạy và NCKH của gần 200 nhà giáo, nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư đang làm việc tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong và ngoài nước.

Hiện nay, Khoa luật là đầu mối giao lưu và tập hợp đội ngũ cán bộ khoa học để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu, triển khai mang tính chất liên ngành, đa ngành gắn kết chặt chẽ giữa NCKH với đào tạo và triển khai ứng dụng luật học trong thực tiễn kinh tế – xã hội.

Về đào tạo: Khoa Luật là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đào tạo cử nhân luật học tính từ năm 1945 đến nay. Kể từ khi trở thành đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQGHN, Khoa Luật đã xây dựng và chuẩn hóa các chương trình đào tạo đã có, mở thêm một số mã ngành mới về đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Các Chương trình đào tạo chất lượng cao, Chương trình đào tạo liên kết (hợp tác) với nước ngoài được đặc biệt quan tâm và chú trọng thúc đẩy. Năm 2014, Khoa đã tiến hành quy hoạch ngành và chuyên ngành đào tạo đến năm 2020 và đã được ĐHQGHN phê duyệt. Theo quy hoạch này, đến năm 2020 Khoa luật/trường luật sẽ mở và tổ chức đào tạo 03 chuyên ngành đào tạo bậc cử nhân, 12 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và 09 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ.

Hiện nay, với đội ngũ cán bộ khoa học đông và có trình độ cao, Khoa Luật đã và đang đào tạo, hợp tác trên tất cả các loại hình, các hệ đào tạo; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia, các dự án nghiên cứu, đào tạo quốc tế. Khoa Luật luôn đi đầu trong việc: Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, cập nhật thông tin khoa học thường xuyên cho sinh viên và học viên; tạo ra sản phẩm đầu ra là những sinh viên, học viên vững về chính trị, có hiểu biết sâu sắc về lý luận, và có kỹ năng thực hành cao. Tính đến năm 2014, Khoa Luật đã đào tạo được gần 10.000 cử nhân luật học, hơn 2000 thạc sĩ luật học, 100 tiến sĩ luật học.

Trong giai đoạn hiện nay, trung bình mỗi năm, Khoa Luật tuyển sinh:trường Đại học Luật & Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội – VNU, School of Law

300 sinh viên đại học hệ chính quy theo học các ngành cử nhân luật học, cử nhân luật kinh doanh.

 100 sinh viên đại học luật chính quy theo học chương trình đào tạo liên kết với trường Đại học ngoại ngữ và Đại học kinh tế ĐHQGHN (cử nhân bằng kép).

 200 sinh viên đại học luật hệ vừa làm vừa học. Văn Bằng 2 Đại Học Luật Hà Nội

140 sinh viên đại học luật văn bằng 2.Văn Bằng 2 Đại Học Luật Hà Nội

300 học viên sau đại học theo học 08 chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật; Luật Hình sự và Tố tụng hình sự; Luật Dân sự và Tố tụng dân sự; Luật Kinh tế; Luật Quốc tế, Luật Hành chính – Hiến pháp, Pháp luật về Quyền con người, Luật hợp tác kinh tế Quốc tế và Kinh doanh Quốc tế.

 40 học viên sau đại học theo học chuyên ngành Pháp luật về quyền con người. Kinh phí của khóa học do Trung tâm Nhân quyền thuộc Khoa Luật Đại học tổng hợp Oslo – Nauy tài trợ. Học viên học bằng tiếng Anh và tiếng Việt, bằng thạc sĩ do ĐHQGHN cấp.trường Đại học Luật & Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội – VNU, School of Law

 20 học viên sau đại học theo học chuyên ngành Luật hợp tác quốc tế liên kết với các trường đại học của Cộng hòa Pháp. Học viên học bằng tiếng Pháp, bằng thạc sĩ do các trường đại học Pháp cấp.trường Đại học Luật & Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội – VNU, School of Law

 25 nghiên cứu sinh theo học 04 chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật; Luật Hình sự và Tố tụng hình sự; Luật Kinh tế; Luật Quốc tế.

Vềnghiên cứu khoa học: Khoa Luật đã và đang khẳng định được vị trí trong nước cũng như nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học – công nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ của Khoa phát triển theo định hướng nghiên cứu gắn liền với đào tạo, phục vụ trực tiếp công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa; kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực tiễn và chính sách phát triển đất nước. Trong quá trình phát triển, Khoa Luật đã có nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học, có nhiều đóng góp khoa học chất lượng cao cho Đảng và Nhà nước, phục vụ thiết thực công cuộc cải cách pháp luật của đất nước qua các thời kỳ khác nhau; phát động, tổ chức phong trào nghiên cứu khoa học sâu rộng trong cả đội ngũ giảng viên và sinh viên, học viên với số lượng và chất lượng cao.

Các giảng viên của Khoa đã chủ trì nghiên cứu và bảo vệ thành công 10 đề tài, dự án cấp Nhà nước, 04 đề tài cấp thành phố Hà Nội; 80 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN, 70 đề tài cấp khoa (trường); xuất bản 32 giáo trình, hơn 40 cuốn sách tham khảo, chuyên khảo và hàng nghìn bài báo có chất lượng cao trên các tạp chí luật học trong nước và hàng chục bài báo đăng trên tạp chí có uy tín ở nước ngoài. Hiện tại, cán bộ, giảng viên của Khoa đang chủ trì triển khai thực hiện 03 đề tài cấp Nhà nước, 03 đề tài trọng điểm (nhóm A) cấp ĐHQGHN, 10 đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Bộ và ĐHQGHN; 12 đề tài cấp khoa (trường). Bên cạnh đó, Khoa còn có nhiều nhà khoa học đầu ngành đã tham gia ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đang tham gia vào việc sửa đổi, bổ sung các bộ luật lớn của đất nước như: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, v.v…

Về quan hệ hợp tác quốc tế: Khoa Luật đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ và tin cậy với nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước ngoài, là cơ hội và điều kiện tốt để cán bộ và sinh viên của Khoa được thực hiện trao đổi khoa học, đào tạo cán bộ, sinh viên. Hiện nay Khoa Luật đã thực hiện nhiều chương trình, dự án liên kết quốc tế, như:

 Dự án liên kết đào tạo với Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp (AUF) trong chương trình đào tạo thạc sỹ Luật hợp tác quốc tế (các đối tác tham gia về phía Pháp là: Trường Đại học Toulouse, Đại học Lyon III, Đại học Bordeaux IV);THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐHQG HÀ NỘI

Chương trình đào tạo tiến sỹ Luật trong khuôn khổ Dự án Trung tâm đại học Pháp tại Hà Nội (các đối tác tham gia về phía Pháp là: Trường Đại học Toulouse, Trường Đại học Lyon III, Trường Đại học Bordeaux IV);THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐHQG HÀ NỘI

 Dự án liên kết đào tạo Cử nhân Luật Việt – Nhật với sự hỗ trợ kinh phí giảng dạy các môn học về luật của Nhật Bản từ Tổ chức hợp tác quốc tế (JICA) và Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO);THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐHQG HÀ NỘI

 Dự án nghiên cứu nhân quyền thuộc Hợp phần 3 về Cải cách quản trị công thuộc chương trình cải cách hành chính và quản trị công do Chính phủ Đan Mạch tài trợ và Văn phòng Quốc Hội là đầu mối phối hợp phía Việt Nam;THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐHQG HÀ NỘI

 Dự án “Nghiên cứu so sánh những kinh nghiệm về phân cấp quản lý nhà nước trên thế giới, đặc biệt là ở CHLB Đức và Việt Nam”, do Khoa Luật đã thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Rosa Luxemburg (RLS) – Cộng hoà Liên bang Đức tài trợ; THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐHQG HÀ NỘI

Với những thành tích đã đạt được kể từ khi thành lập, Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN đã được tặng Huân chương lao động hạng III và nhiều bằng khen, giấy khen của Đảng, Nhà nước và ĐHQGHN.Khoa Luật có đội ngũ trên 200 giảng viên kiêm nhiệm và cộng tác viên lâu năm là các chuyên gia đầu đàn trong các lĩnh vực khoa học pháp lý và hiện đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức kinh doanh, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước.

Trong giai đoạn phát triển mới, với tư cách là một trong những cơ sở đào tạo được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm, ưu đãi và kỳ vọng có sự bứt phá mạnh mẽ về chất lượng đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học, cùng với một đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và có trình độ cao, một không gian làm việc rộng, một môi trường làm việc năng động, sáng tạo, Khoa Luật tin tưởng sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển Khoa trở thành Trường Đại học Luật thành viên của ĐHQGHN, một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng đại học nghiên cứu với chất lượng cao ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiếp cận trình độ thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Khoa Luật – ĐHQGHN, tiền thân là Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 40 năm xây dựng và phát triển. Hiện Khoa Luật có 120 cán bộ, nhân viên, trong đó có 78 cán bộ giảng dạy (74,3 % cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ trở lên; 29,5 % là GS và PGS). Ngoài ra, Khoa Luật có hơn 200 giảng viên kiêm nhiệm và cộng tác viên là các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học pháp lý.Thông tin Tuyển Sinh Trường Đại học Luật Hà Nội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *