Ca sĩ là người thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều thể loại nhạc khác nhau như: pop, rock, jazz, trữ tình, dân ca…
Hát là một kĩ năng để tạo ra âm nhạc bằng giọng hát của các ca sĩ, và các âm thanh được phát ra lớn hơn so với nói chuyện bình thường bởi giọng và âm điệu. Ca sĩ có thể biểu diễn những bài hát với các dụng cụ nhạc hoặc không.
Theo một số định nghĩa thì các bài hát đều dựa trên tiếng nói, hầu như tất cả mọi người ai nói được đều hát được. Ca sĩ có thể hát theo quy tắc hoặc không hoặc hát những bài đã sáng tác hoặc tự chế.
Ca sĩ thường hát đơn hoặc thành lập nhóm nhạc, bang nhạc, tham gia một dàn hợp xướng hoặc nhà hát kịch. Ca sĩ thường hát trên sân khấu và ở đài truyền hình, cho công chúng thưởng thức. Ca sĩ cũng thu âm các nhạc phẩm hoặc các bài hát tại phòng thu.
Muốn hát được chuyên nghiệp cần phải có nhiều thời gian luyện tập tận tụy và thường xuyên. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt như ca sĩ Justin Bieber đã nói tiếng vì được biết đến qua youTube và còn nhiêu ca sĩ khác được nổi tiếng nhờ mạng này. Các ca sĩ chuyên nghiệp thường tập trung vô một lĩnh vực âm nhạc. Họ thường phải học qua lớp khoa sư phạm âm nhạc bởi các thầy giáo kinh nghiệm về âm giọng trong sự nghiệp ca hát của họ.
Để đạt đến trình độ cao và đảm bảo đủ hơi cần thiết, ca sĩ, cần có tính chăm chỉ và chịu khó, và cần phải luyện tập thường xuyên trong một thời gian dài.
Theo lý thuyết, nghề ca sĩ không yêu cầu đào tạo đặc biệt. Các chuyên gia khuyến cáo nên theo học âm nhạc từ nhỏ, kể từ 7-8 tuổi.
Một ca sĩ dòng nhạc đa dạng có thể hát trong các buổi hòa nhạc, chương trình biểu diễn và thu đĩa. Họ cũng có thể đến gặp các nhà soạn nhạc nếu như họ không thể sáng tác.
Một số tố chất cần có khi theo nghề Ca sĩ: Cách phản nghề ca sĩ, Đừng tưởng “Hái ra tiền” !
– Giàu cảm xúc, khả năng đồng cảm
– Có khả năng trình diễn, biểu diễn
– Khéo léo với các động tác vận động cơ thể
– Thoải mái và tự tin khi ở chỗ đông người
– Có niềm đam mê nghệ thuật, văn hóa
– Thích thể hiện mình thông qua nghệ thuật
– Thích học môn âm nhạc
Bước khởi điểm của nghề ca sĩ
Trở thành một ca sĩ là một việc khó! Biết cách hát chỉ là một phần, công việc này còn yêu cầu sự tự tin và sự cống hiến để theo đuổi nghiệp cầm ca. Bạn cần phải lắng nghe “con tim” mách bảo..
Sáu bước cơ bản: Cách phản nghề ca sĩ, Đừng tưởng “Hái ra tiền” !
1 – Học kỹ thuật hát. Đây chính là bước khởi đầu cho nền móng sự nghiệp ca hát của bạn. Trong khi có một số người không thực sự hát hay, nhưng họ là những người có kỹ thuật hát và không ngừng cải thiện hình thức và khả năng của mình. Những người này được giới chuyên môn đánh giá cao nhất.
2 – Tìm hiểu những người ca sĩ mà bạn hâm mộ. Họ hát thế nào? Họ đã trở thành ca sĩ chuyên nghiệp như thế nào? Họ hát phục vụ cho lớp khán giả nào? Phong cách nổi bật của họ là gì? Đừng sao chép hoàn toàn, ca sĩ là phải “độc nhất vô nhị”!
3 – Bắt đầu tham gia các bài học luyện thanh nhạc. Việc có một người dạy thực sự sẽ có thể luyện được giọng cho bạn và nếu bạn luyện tập, bạn sẽ thấy tiến bộ rõ rệt trong thanh âm chỉ trong vòng một vài tuần. Luyện giọng rất quan trọng đối với sức bền và toàn bộ chất lượng giọng của bạn. Bạn cũng có thể lạc giọng nếu không hát đúng cách. Hãy tìm hiểu xem giọng bạn có thể hát được thoải mái nhất ở nốt nhạc nào và hát được nhiều.
4 – Trở nên thoải mái như một người biểu diễn. Vượt qua giai đoạn dè dặt, e sợ (nếu bạn có) và bắt đầu đạt được một vài kinh nghiệm thực tế bằng cách hát ở mọi nơi, mọi lúc bạn có cơ hội để hát trước một nhóm người (quán karaoke, tiệc, biểu diễn tài năng ở trường,…).
5 – Phát triển phong cách riêng. Thử nghiệm với những kiểu hát khác nhau và loại nhạc khác nhau, tìm ra một loại phù hợp với cá nhân bạn và phát huy giọng hát một cách tốt nhất. Bạn muốn mọi người có thể nhận ra giọng bạn khi họ nghe thấy.
6 – “Hành nghề” ca sĩ. Dù bạn hát hay thế nào, bạn cũng sẽ không bao giờ trở thành một ca sĩ thành công nếu bạn không thuyết phục được mọi người trả tiền để được nghe bạn hát. Điều đó có nghĩa là tham gia một nhóm nhạc, hát tại quán café gần nơi bạn ở, biểu diễn ở thành phố,.. hay thậm chí là thu đĩa để kinh doanh – mục đích của bạn là phải kiếm sống bằng nghề ca sĩ. Hãy bắt tay vào thực hiện ước mơ của mình!
Bí quyết Cách phản nghề ca sĩ, Đừng tưởng “Hái ra tiền” !
– Khi chọn nhạc karaoke, nên biết rằng bạn cần gây ấn tượng với khán giả trong 30 giây đầu tiên. Đừng chọn bài hát không phải là “tủ” của bạn trong những khoảnh khắc quyết định.
– Nhớ phải luôn là chính mình, điều này sẽ giúp bạn tạo ra màn trình diễn chân thực nhất khi đến lúc cần thể hiện giọng hát.
– Tìm ra niềm vui khi ca hát. Nếu bạn yêu ca hát, thì nó sẽ thể hiện ra ngay dù bạn hát hay thế nào.
– Tin tưởng vào bản thân và đừng cho rằng cái gì bạn cũng biết. Phải mất thời gian để cải thiện được âm thanh và giọng của bạn. Phải mất thời gian lâu hơn để thuyết phục mọi người rằng bạn tuyệt vời như thế nào.
– Luôn tự nhủ rằng mình là người tuyệt nhất. Bạn có thể nghe một ca sĩ khác, họ có thể bật giọng cao hơn bạn, hoặc cách hòa âm của họ hay như chim hót, nhưng đừng để sự đố kỵ lấn chiếm bạn. Cũng đừng làm mất sự tự tin. Tuy nhiên, hãy luôn nghĩ rằng, bạn là người tuyệt nhất.
– Luyện tập các bài hát ở nhà, trong phòng tắm, trong xe, bất kì đâu và bất kì lúc nào!
– Yêu cầu những thành viên trong gia đình giúp bạn qua những lời phê bình. Bạn cần đến nó và tận dụng nó để sửa chữa nếu mắc lỗi.
– Luôn uống nước hoặc các loại đồ uống tốt cho sức khỏe. Sô đa và cà phê có thể ảnh hưởng đến dây thanh âm của bạn, vì vậy đừng uống những đồ uống này ít nhất 24 tiếng trước khi biểu diễn. Nước là thứ bắt buộc ngay trước và sau khi diễn, nhưng để có kết quả tốt nhất, hãy uống mọi lúc, tuy nhiên phải đi vệ sinh trước và sau khi diễn (cẩn thận không được uống quá nhiều hoặc quá nhanh trước khi hát, điều đó có thể khiến bạn bị ợ hoặc cảm thấy đầy hơi).
– Đừng trở thành bản sao của bất kỳ ca sĩ nào. Hãy là chính bạn và hát theo phong cách của riêng mình.
Cảnh báo Cách phản nghề ca sĩ, Đừng tưởng “Hái ra tiền” !
– Việc đầu tư vào những bài học và sách vở về kỹ thuật thanh âm thực sự có thể giúp “cứu vãn” giọng của bạn. Có thể bạn có khả năng hát giọng nữ cao nhưng nếu bạn hát không đúng, có thể sẽ tổn hại đến giọng của bạn.
– Đừng tin rằng trở thành ca sĩ là một nghề ổn định… phải có kế hoạch phụ trong trường hợp nghề ca hát của bạn không còn tiếp tục được!
– Đừng quá buồn phiền nếu bạn không trở thành một ca sĩ nổi tiếng… có lẽ bạn sẽ thấy một việc gì đó khác mà bạn yêu thích!
– Biết rõ những hạn chế của mình, đặc biệt nếu bạn sắp tham gia vào một nhóm nhạc! Nếu bạn cảm thấy như sắp hết hơi, đừng e ngại cắt bỏ nốt nhạc ngắn đó, nhiều bài hát vẫn rất tuyệt.
Chúc bạn thành công!