Thuở sơ khai trường có tên là Trường Kỹ thuật nghiệp vụ và Công nghiệp tàu thủy I, được thành lập Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam vào ngày 25/11/2002. Vào tháng 7/2013, Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng nghề VMU, trực thuộc Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Bộ giao thông Vận tải. Từ tháng 5/2017 cho đến nay, Trường đã chính thức mang tên Trường Cao đẳng VMU.
Mục tiêu phát triển Cao đẳng VMU
CĐ VMU không ngừng xây dựng và phát triển để vươn lên thành đơn vị giáo dục và đào tạo nguồn lao động có đủ năng lực, phẩm chất và kỹ năng trong lĩnh vực hàng hải. Từng bước hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ phục vụ nhu cầu của xã hội.
Đội ngũ cán bộ Cao đẳng VMU
Trường hiện có khoảng 56 cán bộ, giảng viên đang công tác giảng dạy và quản lý, trong đó có 2 Phó giáo sư, 4 Tiến sĩ. Đây đều là những giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có đầy đủ các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và chứng chỉ kỹ năng nghề. Cụ thể số giảng viên của mỗi ngành và nhóm ngành như sau:
Nhóm ngành Điện: 9 giảng viên
Nhóm ngành Kinh tế: 10 giảng viên
Ngành Công nghệ thông tin: 5 giảng viên
Ngành Công nghệ ô tô: 5 giảng viên
Nhóm ngành Cơ khí: 6 giảng viên
Ngành Điều khiển tàu biển: 6 giảng viên
Ngành Khai thác, sửa chữa máy tàu thủy: 6 giảng viên
Ngành Tiếng Hàn Quốc: 3 giảng viên
Giáo viên dạy các môn chung, cơ sở: 6 giảng viên
Cơ sở vật chất Cao đẳng VMU
Trường Cao đẳng VMU có trụ sở chính đặt tại Hồng Bàng, Hải Phòng và 2 khu B, D tại Đại học Hàng hải Việt Nam. Trụ sở chính của trường có diện tích 8124,68 m2 với đầy đủ mọi cơ sở hạ tầng từ khu hành chính, khu hiệu bộ, khu giảng đường cho đến các công trình xây dựng phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và các công trình y tế. Trong đó ở cả 3 cơ sở bao gồm 20 phòng làm việc, 43 phòng học lý thuyết, 10 phòng, xưởng thực hành. Ngoài ra, trường còn có thư viện điện tử với hàng trăm đầu sách và khu ký túc xá dành cho sinh viên.