Để tinh gọn biên chế, giúp các trường cao đẳng trên địa bàn thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định “ Sáp nhập Trường Trung cấp Phát thanh – Truyền hình, Trường Trung cấp nghề Xây dựng vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa và đổi tên thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa”.
Thanh Hóa sáp nhập hai trường trung cấp vào Trường CĐ nghề Công nghiệp .Sau khi sap nhập Trường Trung cấp Phát thanh – Truyền hình và Trường Trung cấp nghề Xây dựng vào Trường CĐ nghề Công nghiệp Thanh Hóa sẽ được đổi tên thành Trường CĐ Công nghiệp Thanh Hóa.
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 2447/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Sáp nhập Trường Trung cấp Phát thanh – Truyền hình, Trường Trung cấp nghề Xây dựng vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa và đổi tên thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa”.
Sau khi sáp nhập, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trường chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa chịu sự quản lý theo lãnh thổ của UBND tỉnh Thanh Hóa. Chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động được thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Thông tư số 46/2016/TTBLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định Điều lệ trường cao đẳng và Văn bản hợp nhất số 1308/VBHN-BLĐTBXH ngày 5/4/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Thông tư quy định về điều lệ trường cao đẳng.
Lịch sử phát triển Trường đi vào hoạt động lần đầu tiên vào 31/8/1961, với tên gọi Trường Công nhân kỹ thuật Thanh Hóa. Từ đây, 2 trường Cơ khí nông cụ Thanh Hóa và Cơ điện nông nghiệp Thanh Hóa được thành lập vào năm 1965. Đến năm 1970, từ QĐ số 669-TCUBTH đã hợp nhất trường Trung cấp Công nghiệp vào trường Công nhân Kỹ thuật Thanh Hóa và gọi là Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ khí Thanh Hóa. Tiếp tục năm 1987, trường Cơ khí nông nghiệp được sáp nhập vào và có tên là trường Công nhân Cơ khí Thanh Hóa. Trường mang tên Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hóa từ năm 1997. Sau 9 năm, vào năm 2006, Trường đã được nâng cấp lên và có tên như ngày nay.
Mục tiêu phát triển Đến năm 2025, CĐ nghề Công nghiệp Thanh Hóa là đơn vị đào tạo đạt chuẩn chất lượng cao. Cơ sở uy tín trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học – công nghệ và có nhiều nghề đạt tiêu chuẩn của khu vực ASEAN. Trường bồi dưỡng nguồn lực đa ngành nghề, đa cấp, gắn giáo dục với nâng cao năng lực, kỹ năng, đóng góp vào công cuộc phát triển của tỉnh và trên toàn quốc.
Đội ngũ cán bộ Cao Đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa có 202 cán bộ, viên chức với 2 Tiến sĩ, 63 Thạc sỹ, 100 người có trình độ Đại học, 22 người có trình độ Cao đẳng. Trong đó có 172 giảng viên và 30 nhân viên. Đây đều là những cán bộ được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp, có đủ năng lực, nghiệp vụ và được tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghề mỗi năm. Tất cả giảng viên đều có trình độ ngoại ngữ bậc B trở lên và kỹ năng nghề bậc 4 trở lên.
Cơ sở vật chất THVCI được xây dựng trên một khuôn viên rộng rãi ngay tại TP. Thanh Hóa. Hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ bao gồm khu giảng đường, nhà Học chính, nhà Hiệu bộ, trung tâm Thông tin – Thư viện, các Phòng Thí nghiệm thực hành, nhà Giáo dục Thể chất, nhà ăn – Căn tin. Tất cả đều được đầu tư và lắp đặt các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng, đáp ứng đầy đủ cho quá trình giảng dạy và học tập.