Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp 10 có kết quả thí sinh trúng tuyển nhiều nhất.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Nhóm ngành ĐÀO TẠO SƯ PHẠM GIÁO VIÊN & KHOA HỌC GIÁO DỤC
Sinh viên Đăng ký ĐH Sư phạm Hà Nội.
Đứng đầu trong nhóm có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển nhiều nhất là lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý nhiều nhất với 26%. Tiếp đến là lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin với 13%. Các lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật, Nhân văn cùng chiếm 9%. Các lĩnh vực Sức khỏe, Khoa học xã hội và hành vi cùng chiếm 6%; lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên 5%. Các lĩnh vực còn lại, số thí sinh trúng tuyển dao động từ dưới 1-4%.
Thống kê cũng cho thấy, trong 3 năm liền, bốn lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất.
Theo nhận định chung, hầu hết cơ sở đào tạo tuyển sinh kém là những cơ sở chưa khẳng định được uy tín, thương hiệu hoặc không có lợi thế về địa điểm và lĩnh vực đào tạo. Hầu hết ngành tuyển sinh kém là những ngành hẹp, ngành mới đào tạo thí điểm hoặc một số ngành truyền thống nhưng thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
Bộ GD&ĐT cho biết, thời gian tới, sẽ ban hành danh mục thống kê ngành thí điểm, lựa chọn chỉ đưa vào những ngành mới tuyển sinh tốt hoặc có dự báo tin cậy về nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai; hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát lại các ngành tuyển sinh, loại bỏ những ngành đào tạo không còn nhu cầu của xã hội và những ngành mới đào tạo thí điểm kém hiệu quả.
Đồng thời kết nối cơ sở dữ liệu ngành với bảo hiểm xã hội để thống kê tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp; phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin định hướng cho các cơ sở đào tạo về xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường lao động đối với các ngành đào tạo.
Thí sinh có nguyện vọng đăng ký học Đại học ngành Giáo dục mầm non cần phải tốt nghiệp trình độ theo yêu cầu:
– Hệ liên thông: Học viên tốt nghiệp trình độ trung cấp/Cao đẳng cùng ngành hoặc trong nhóm ngành sư phạm.
– Hệ văn bằng 2: Học viên tốt nghiệp trình độ Đại học trong nhóm ngành sư phạm.
Nguồn: DANH MỤC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO CẤP IV TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các chương trình đào tạo trình độ đại học tiếp nhận người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng.
Chương trình đào tạo đại học có thời gian tương đương 3 đến 5 năm học tập trung đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ đại học có thể học tiếp lên thạc sĩ theo hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ đại học có kết quả học tập xuất sắc có thể được xét tuyển thẳng vào chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ đúng hướng chuyên môn ở trình độ đại học. >> Xem thêm: Khung Cơ cấu Hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt Nam.
Bên trên là Danh sách mã số cấp 4 của các ngành nghề đào tạo trình độ Đại học ở Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng tra cứu mã số mình cần. Ngoài ra, để dễ dàng tra cứu hơn bạn có thể tham khảo >> Danh mục Ngành nghề Việt Nam (đầy đủ các bậc đào tạo). Chúc bạn học tập thuận lợi!
Ngoài ra, phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất cơ chế nhà nước đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người học đối với các ngành thiết yếu nhưng khó tuyển khác nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.