Nhóm ngành đào tạo LUẬT (LAW University)

Hiện nay, ngành Luật được đào tạo tại các trường Đại học trên cả nước với nhiều chuyên ngành đa dạng. Vì vậy, việc thí sinh chọn chuyên ngành Luật phù hợp khá khó khăn. Không ít thí sinh vẫn cảm thấy mông lung khi đứng trước quyết định quan trọng này. Tìm hiểu ngay chi tiết các chuyên ngành Luật phổ biến nhằm giúp bạn có được sự chọn lựa phù hợp nhất.

* Nhóm ngành đào tạo LUẬT gồm các ngành:

Mã ngành Tên ngành
7380101 Luật
7380102 Luật hiến pháp và luật hành chính
7380103 Luật dân sự và tố tụng dân sự
7380104 Luật hình sự và tố tụng hình sự
7380107 Luật kinh tế
7380108 Luật quốc tế
7380109 Luật thương mại

* Dưới đây là danh sách các trường đại học có tuyển sinh và đào tạo một hoặc một số ngành trong nhóm ngành trên:Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Dân sự có thể làm việc tại các vị trí sau:

Luật sư: Tư vấn pháp luật, đại diện cho khách hàng trong các vụ kiện,…

Tư vấn pháp lý: Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,…

Cán bộ, công chức nhà nước: Làm việc tại các cơ quan nhà nước. Như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án,…

Giảng viên Đại học, Cao đẳng: Giảng dạy các môn học về Luật dân sự tại các trường Cao đẳng, Đại học.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Dân sự cũng có thể làm việc ở các tổ chức phi chính phủ, các công ty tư nhân,…

Chuyên ngành Luật Hình sự

Có những ngành Luật nào? Phải kể đến chuyên ngành Luật Hình sự. Chuyên ngành này nghiên cứu và giải quyết tội phạm và các biện pháp trừng trị tội phạm. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Trong quá trình đào tạo chuyên ngành Luật Hình sự, sinh viên sẽ được trang bị:

Kiến thức cơ sở: Hiến pháp, Lý luận nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Pháp luật đại cương,…Kiến thức chuyên ngành: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Tội phạm học, Tâm lý học tư pháp. Tâm thần học tư pháp, Khoa học điều tra hình sự,…

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết cho nghề luật sư. Có thể kể đến như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, viết văn bản pháp luật,…Chuyên ngành Luật Hình sự được trang bị đầy đủ các kiến thức

Chuyên ngành Luật Hình sự được trang bị đầy đủ các kiến thức Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Hình sự có thể làm việc tại các vị trí sau:Luật sư: Tư vấn pháp luật, đại diện cho khách hàng trong các vụ án hình sự,…Cán bộ, công chức nhà nước: Làm việc tại các cơ quan nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án,…

Giảng viên: Giảng dạy các môn học về Luật Hình sự tại các trường Đại học, Cao đẳng.Bên cạnh đó, sinh viên học chuyên ngành Luật Hình sự cũng có thể làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân,…

Chuyên ngành Luật Thương mại.Chuyên ngành này đào tạo về các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại. Bao gồm các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ,… Các kiến thức sinh viên sẽ được đào tạo trong quá trình học tập gồm:Kiến thức cơ bản về pháp luật: Hiến pháp, Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự,…

Kiến thức chuyên sâu về pháp luật thương mại: Luật thương mại, Luật kinh doanh thương mại, Luật hợp đồng thương mại. Luật bảo hiểm thương mại, Luật cạnh tranh, Luật thương mại quốc tế,…Chuyên ngành Luật Thương mại có nhu cầu nhân lực cao tại Việt Nam

Chuyên ngành Luật Thương mại có nhu cầu nhân lực cao tại Việt Nam Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Thương mại có thể làm việc tại các vị trí:

Luật sư: Tư vấn pháp luật, đại diện cho khách hàng trong các vụ tranh chấp thương mại,…

Tư vấn pháp lý: Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,…

Cán bộ, công chức nhà nước: Làm việc tại các cơ quan nhà nước, như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án,…

Giảng viên: Giảng dạy những môn học về Luật thương mại.

Nhân viên pháp lý tại các tổ chức, doanh nghiệp: Tư vấn pháp luật, giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Nhân viên kinh doanh: Tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đàm phán, ký kết hợp đồng,…

Chuyên ngành Luật Kinh tế Ngành Luật gồm những chuyên ngành nào? Phổ biến là chuyên ngành Luật Kinh tế. Luật Kinh tế là chuyên ngành nghiên cứu và giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực kinh tế. Lĩnh vực kinh tế bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… Sinh viên sẽ được học các kiến thức khi theo chuyên ngành Luật Kinh tế như:

Kiến thức cơ sở: Hiến pháp, Lý luận nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Pháp luật đại cương,…Kiến thức chuyên ngành: Luật kinh tế, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư. Luật ngân hàng, Luật bảo hiểm, Luật cạnh tranh,…Chuyên ngành Luật Kinh tế là chuyên ngành phổ biến hiện nay.Chuyên ngành Luật Kinh tế là chuyên ngành phổ biến hiện nay

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế có thể làm việc tại các vị trí sau:Luật sư: Tư vấn pháp luật, đại diện cho khách hàng trong các vụ tranh chấp kinh tế,…

Tư vấn pháp lý: Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,…Cán bộ, công chức nhà nước: Làm việc tại cơ quan nhà nước như Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án,…Giảng viên Đại học, Cao đẳng: Giảng dạy những môn học về Luật kinh tế tại các trường Đại học, Cao đẳng.Nhân viên pháp lý tại các doanh nghiệp, tổ chức: Tư vấn pháp luật, giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Nguồn: DANH MỤC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO CẤP IV TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các chương trình đào tạo trình độ đại học tiếp nhận người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng.

Chương trình đào tạo đại học có thời gian tương đương 3 đến 5 năm học tập trung đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ đại học có thể học tiếp lên thạc sĩ theo hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ đại học có kết quả học tập xuất sắc có thể được xét tuyển thẳng vào chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ đúng hướng chuyên môn ở trình độ đại học. >> Xem thêm: Khung Cơ cấu Hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt Nam.

Bên trên là Danh sách mã số cấp 4 của các ngành nghề đào tạo trình độ Đại học ở Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng tra cứu mã số mình cần. Ngoài ra, để dễ dàng tra cứu hơn bạn có thể tham khảo >> Danh mục Ngành nghề Việt Nam (đầy đủ các bậc đào tạo). Chúc bạn học tập thuận lợi!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *