Tuyển sinh trực tuyến Tư vấn mở xưởng cơ khí

Hỏi:Mình đang làm về bên cơ khí dưới Hà nội cũng gần 8 năm rồi, bắt đầu thấy chán chán cảnh đi làm thuê, làm  thì nhiều mà chẳng để ra được bao nhiêu cả. Mình đang muốn về Lào Cai mở cái xưởng cơ khí nho nhỏ chuyên về cửa hoa, cửa săt, khung nhôm kính…Vốn đầu tư dự tính của mình chắc chỉ khoảng 150 triệu đổ lại. Có bạn nào có kinh nghiệm trong khoản này mong chia sẻ chút kinh nghiệm, mình đang không biết đi từ đâu cả. Mong anh em giúp đỡ.

Tư vấn mở xưởng cơ khí.Tư vấn tham khảo: Danh sách Kinh doanh cơ khí

  1. Trang bị kiến thức và kinh nghiệm
  2. Lập kế hoạch phát triển
  3. Định vị sản phẩm
  4. Đa dạng hóa sản phẩm
  5. Đầu ra cho sản phẩm?
  6. Xây dựng lòng tin với khách hàng
  7. Mở rộng sản xuất kinh doanh

Kinh doanh cơ khí Ý Tưởng Kinh Doanh Cơ Khí

  1. Trang bị kiến thức và kinh nghiệm

Khi bước vào việc làm giàu, kinh doanh bất kì lĩnh vực gì bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đó. Trong ngành cơ khí chuyên môn và kinh nghiệm lại là điều mà bạn cần phải có trước tiên. Bởi khi mới mở xưởng cơ khí khi chưa có nhiều tiền để thuê nhân công thì chính bạn phải tự tay thực hiện những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Khi bạn có tay nghề cao sẽ nhanh chóng lấy được sự tin tưởng của khách hàng. Không những thế, với kinh nghiệm trong tay bạn có thể dễ dàng thuê được thợ học việc với giá rẻ để tiết kiệm chi phí.

Ngoài kiến thức chuyên môn thì sự hiểu biết về quản lý và sử dụng lao động cũng rất quan trọng. Bạn phải biết cách phân phối, sử dụng nhân lực một cách hợp lí cũng như đối xử tốt với nhân viên để có thể giữ chân được người giỏi. Bên cạnh đó, phải biết cách cân đối thu chí, tính toán sổ sách nếu không muốn làm được nhiều nhưng lại không đủ bù lỗ do quản lý tiền bạc thiếu chặt chẽ.

  1. Lập kế hoạch phát triển

Khi bắt đầu mở một xưởng cơ khí bạn nên có một kế hoạch kinh doanh phát triển cụ thể cho từng giai đoạn để thực hiện. Một bản kế hoạch chi tiết không chỉ giúp bạn bám sát mục tiêu phát triển đề ra từ ban đầu mà còn thúc đẩy bạn cố gắng hoàn thành công việc, rút ra những ưa nhược điểm trong quá trình vận hành xưởng để có những điều chỉnh phù hợp. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu để có thể hoạch toán nguồn vốn cần có ban đầu tránh trường hợp thừa hoặc thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh.

  1. Định vị sản phẩm

Việc định vị về thương hiệu, định vị sản phẩm giúp bạn có thể thiết lập những mục tiêu trong kinh doanh và tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ đồng thời giúp khách hàng biết đến, nhớ lâu hơn về doanh nghiệp, sản phẩm mà bạn cung cấp.

Hiểu một cách đơn giản định vị sản phẩm là việc “tạo ra” những nét đặc trưng, những điểm nổi bật của bạn trên thị trường. Định vị giúp khách hàng có thể nhận biết được sự khác biệt về sản phẩm của bạn so với vô số những đối thủ cạnh tranh khác. Đồng thời, định vị cũng có tác động rất lớn đến các chiến lược Marketing mà bạn thực hiện.

Để định vị được thương hiệu, định vị được sản phẩm bạn cần phải tìm hiểu về đối tượng khách hàng mà mình hướng đến, hiểu về đối thủ cạnh tranh để tạo ra sự khác biệt. Bạn nên cho khách hàng thấy những lợi ích trong việc sử dụng sản phẩm của mình và những lý do thuyết phục để họ lựa chọn bạn mà không phải là đối thủ cạnh tranh của bạn. Hãy xuất phát từ những nghiên cứu về thị trường, hãy xem xét về nguồn lực của bản thân, doanh nghiệp để đưa ra định vị phù hợp.

  1. Đa dạng hóa sản phẩm

Với ngành cơ khí dân dụng có rất nhiều loại sản phẩm để thực hiện như máy móc, các loại cửa, tủ inox, cầu thang, bồn nước…. Nếu mở một cơ sở cơ khí riêng bạn cần đa dạng hóa các sản phẩm đồng thời thường xuyên cập nhật mẫu mã hay sáng tạo ra những mẫu mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đây cũng là bí quyết kinh doanh ngành cơ khí dân dụng quan trong mà bạn phải nắm được.

Ý tưởng kinh doanh cơ khí Đầu ra cho sản phẩm?

Nếu ở địa phương bạn có những nhà máy sản xuất, bạn có thể tìm đến họ và thuyết phục họ sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm từ xưởng của bạn cung cấp. Thông thường, ở những vùng nông thôn vấn đề về kĩ thuật, cơ khí, sửa chữa máy móc, thiết bị… có thể sẽ bị hạn chế chính vì vậy bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thuyết phục họ. Thêm vào đó, tại hầu hết những nhà máy sản xuất đều có các kĩ sư cơ khí, bảo trì, vận hành và sửa chữa máy móc, thiết bị… để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra bình thường. Chính vì vậy, bạn cần phải đưa ta được những lý lẽ thuyết phục để có xưởng sản xuất lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Nếu tại địa phương bạn sinh sống chưa phát triển các ngành nghề sản xuất, công nghiệp… bằng những mối quan hệ của mình bạn có thể tìm kiếm đối tác tại những vùng khác. Bạn có thể mở xưởng gia công, chế tạo dụng cụ hỗ trợ lao động và cung cấp cho những khách hàng, những nhà máy ở thành phố hoặc người có nhu cầu. Việc thuê nhà xưởng ở nông thôn giúp bạn có thể tiết kiệm được chi phí, hãy coi đây là lợi thế cạnh tranh của bạn.

Ngoài những đối tượng khách hàng là những nhà máy, những doanh nghiệp, bạn cũng có thể gia công, chế tạo máy hoặc các công cụ lao động cho các đối tượng khách hàng lớn như: nhà sản xuất nhỏ, người lao động ở địa phương… tùy thuộc vào tình hình thực tế trong từng khu vực, tùy thuộc vào khả năng tài chính, khả kinh doanh và các mối quan hệ bạn có thể lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp.

  1. Xây dựng lòng tin với khách hàng

Đây là một bí quyết kinh doanh ngành cơ khí quan trọng mà bạn phải nhớ rõ. Chỉ khi bạn đã xây dựng được một dịch vụ cơ khí uy tín, đặt lợi ích của khách hàng lên trên tất cả, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ và sửa chữa cho khách hàng khi gặp khó khăn thì mới có thể giữ vững được niềm tin của khách hàng. Đặc thù của các sản phẩm cơ khí là dùng để sử dụng trong thời gian dài chính vì thế khi làm bất kì sản phẩm nào cũng phải đạt chất lượng lên hàng đầu.

  1. Mở rộng sản xuất kinh doanh

Khi đã có được một xưởng cơ khí hoạt động ổn định, cung cấp các sản phẩm dân dụng đáp ứng nhu cầu của người dân thì việc mở rộng quy mô sẽ giúp bạn phát triển hơn trong lĩnh vực kinh doanh cơ khí. Bạn có thể mở rộng xưởng sản xuất, đầu tư các các loại máy móc tốt hơn để thực hiện nhiều sản phẩm phức tạp hơn cho các công ty, công trình xây dựng nhà cửa.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế website bán hàng được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết. Xem thêm các bài viết về kinh doanh công ty cơ khí.a

Mở xưởng không phải là một ý tồi. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một vài điều không nhỏ như sau:

1/- Đầu vào của bạn không đơn thuần là chỉ bỏ ra khoảng 150 triệu. Đầu vào gồm cả về kiến thức và kinh nghiệm thực tế đển xử lý các vấn đề phát sinh trong qua trình làm việc. Nó bao gồm cả các kiến thức về quản lý và sử dụng lao động sao cho hợp lý và kinh tế nhất. Nó cũng bao gồm cả các kiến thức về đối nhân xử thế, đối nội và đối ngoại để có thể sử dụng được con người vào đúng mục địch của minh cũng như để có thể thu hút được khách hàng và nhân lực.

2/- Đầu ra của bạn không nên hạn chế chỉ có mỗi món cửa sắt mà nên đa dạng hóa các sản phẩm của bạn, kể cả các đồ trang trí nội thất, cầu thang, tay vịn …. . Ngoài ra nếu có điều kiện bạn nên cập nhật các mẫu mã mới, thường xuyên, cũng như tự sáng tạo thêm các mẫu mã cho riêng mình để có thể đáp ứng như cầu đa dạng của khách hàng.

3/- Cần phải có sự kiên trì và quyết tâm lớn để có thể vượt qua các trở ngại trong quá trình làm việc sau này. Chớ có tư tưởng dễ làm khó bỏ, ăn xổi ở thì….. Vạn sự khởi đầu nan, bạn cần bình tĩnh, thận trọng và vững tin vào mình để có thể duy trì và phát triển từng bước trong công việc của mình.

4/- Nên có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn ngắn cho sự phát triển của xưởng và cần nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong quá trình vận hành xưởng của mình. Từ đó có những điều chỉnh thích hợp cho bản thân. Các kế hoạch này không nên quá dài nhưng cũng đừng quá ngắn bởi quá dài sẽ làm chậm sự tiến bộ của xưởng, nhưng quá ngắn sẽ không đủ thời gian để kiểm nghiệm độ tin cậy. Theo mình nghĩ mỗi giai đoạn có thể là trong phạm vi từ 6 tháng đến một năm.

5/- Nên nhớ câu “Thất bại là mẹ thành công”. Đừng tham vọng rằng mình sẽ làm toàn thắng. Nếu chỉ toàn thắng, có nghĩa là bạn sẽ hết cơ hội phát triển. Ngược lại nếu toàn thua có nghĩa là bạn chưa đủ năng lực điều hành. Trong công việc luôn phải có thắng và có thua. Cái thắng để chứng minh bản lĩnh của bạn và cái thua chính là để bạn rút kinh nghiệm và nâng mình lên một tầm cao mới. Vì thế rất cần cái sự “Thắng không kiêu mà bại không nản”.

6/- Cũng cần nhớ rằng, khi bạn đã mở xưởng có nghĩa là trách nhiệm xã hội của bạn sẽ tăng lên. Thay vì trước đây bạn chỉ lo cho cuộc sống cá nhân, thì nay bạn sẽ phải chịu trách nhiệm thêm cho một số người khác, bởi cuộc sống của họ phụ thuộc vào kết quả công việc của bạn. Vì thế cần phải thận trọng và nghiêm khắc với bản thân hơn.

Chúc bạn thành công.

Nguồn: Tổng hợp

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *