Mục tiêu giáo dục Trường Trung học phổ thông DL Văn Hiến.Giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người.Xu thế xã hội hóa Giáo dục đang ngày càng phát triển ở nước ta nhằm tập hợp và phát huy hiệu quả hệ thống các nguồn lực để tạo điều kiện cho người học phát huy tối đa năng lực và phẩm chất của mình. Trong bối cảnh đó, ngày 19/6/2000 Trường THPT Văn Hiến ra đời nhằm tạo ra một hệ thống giáo dục giúp hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của học sinh, hướng tới chuẩn bị nhân lực cho nền kinh tế tri thức và đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế.
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp độ tuổi.Môi trường học tập lý tưởng An toàn – vệ sinh đảm bảo cho bé sự phát triển cân đối về thể chất và tinh thần;
Khuyến khích bé phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, kỹ năng sống;Học tập đa phương tiện;Trường THPT Văn Hiến được thành lập ngày 19 tháng 6 năm 2000 theo Quyết định số 2919QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Từ ngày thành lập đến nay, Trường luôn ổn định và phát triển, đã đào tạo trên 6300 lượt học sinh tốt nghiệp ra trường. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT luôn đạt và vượt chỉ tiêu chung của Thành phố. Tỉ lệ đỗ và học tiếp ở các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước đạt trên 70%. Đoàn TNCS HCM của Trường luôn được Quận Đoàn và Thành Đoàn Thành phố khen thưởng
Giáo dục có cần đến hình phạt hay không? Sử dụng hình phạt có phải là giáo dục con???
Dù không để tâm đến những bài báo thiếu hiểu biết, thiếu căn cứ về giáo dục con, nhưng nếu nó đã tạo nên một dư luận không lành mạnh trong xã hội thì mình không đồng tình. Xin chia sẻ quan điểm về việc sử dụng hình phạt trong giáo dục con, liệu nó có làm con “nên người” như người ta vẫn nghĩ?
Mình đã được đọc bài “The Difference Between Discipline and Punishment” (các bạn click để có thể đọc bản gốc) quá hay nên mình có sử dụng một số luận điểm từ bài báo này, cùng các nghiên cứu khác mà mình đồng cảm để trao đổi với mọi người.
️NHẬN DIỆN: BẠN ĐANG PHẠT HAY ĐANG GIÁO DỤC CON? Bông và Sóc đã tranh cãi nhau về bút chì màu suốt cả buổi chiều. Bông đẩy Sóc ngã và cả hai ngày càng gay gắt. Sóc lấy bút chì màu quăng khắp phòng, một cuộc xung đột nảy lửa chưa có dấu hiệu dập tắt.
“Cả hai đứa, dừng lại ngay! Hôm nay các con KHÔNG ĐƯỢC phép ra ngoài! Từ nay bố/mẹ cũng sẽ không cho đứa nào dùng bút chì màu nữa!” – Đó là phản ứng phổ biến của các bố mẹ, nó được gọi là HÌNH PHẠT. Vậy: Hình phạt có thể NGĂN CHẶN hành vi ngay lúc này, nhưng nó không DẠY cho Bông và Sóc biết những kĩ năng cần thiết để lần sau nếu rơi vào trường hợp này chúng phải cư xử như thế nào cho đúng đắn. Hệ quả là: ấm ức của Bông và Sóc vẫn còn nguyên, mâu thuẫn vẫn còn nguyên, và cộng thêm sự ức chế vì bị tước bỏ quyền lợi (không được sử dụng bút chì, không được phép ra khỏi phòng).
Phân xử thế nào với các con?Phân xử thế nào với các con? ️PHẠT là gì?
“Phạt” (Punish) theo nghĩa gốc (tiếng Latinh) là làm cho bị “mất mát”.>>> Đăng ký giao chỉ tiêu các trường THPT lớp 10 của SGD&ĐT Hà Nội
Cơ sở tâm lí học của việc sử dụng hình phạt là Lí thuyết hành vi. Theo lí thuyết này, phạt là một hình thức “củng cố” để đối tượng lặp lại hành vi (với củng cố tốt: phần thưởng) hoặc tránh lặp lại hành vi (với củng cố không tốt: hình phạt).
– PHẠT là áp đặt những gì con không thích/không muốn/sợ để lần sau con không tái phạm.
– PHẠT là tước bỏ những quyền lợi của con do những sai phạm mà con mắc phải.
– PHẠT có thể được thực hiện qua nhiều hình thức: hình phạt cơ thể (đánh, tát, bắt lao động…); hình phạt lời nói (mắng, nhiếc, dọa nạt…); hình phạt tước bỏ (không được đi chơi, không không được xem ti vi, không được phần thưởng…)>>> Mã trường Đại học – mã ngành – Tổ hợp môn xét tuyển xem ở đây
Cho dù bố mẹ (thầy cô) đang sử dụng hình phạt hay kỉ luật, tôi tin rằng mục đích cuối cùng của chúng ta là đang giáo dục con, đang dạy con cách cư xử sao cho đúng đắn. Vậy, giữa việc sử dụng hình phạt với giáo dục có sự khác nhau như thế nào (mặc dù ranh giới của nó khá mong manh và dễ làm cho chúng ta hiểu lầm)?
️PHẠT CÓ PHẢI LÀ GIÁO DỤC? Email: tuyensinh@vanhienschool.edu.vn
Website: https://hethonggiaoducvanhien.edu.vn/ Fanpage https://www.facebook.com/vanhienschool/
Trân trọng cảm ơn và chào đón các bậc phụ huynh và các em học sinh đến trường THPT Văn Hiến Hà Nội!!!
Sử dụng hình phạt KHÔNG phải là giáo dục, bởi vì:Phạt thường có tính chất tình huống, xảy ra khi con ĐÃ có hành vi sai. Như vậy, việc người lớn sử dụng hình phạt với trẻ em thường trong trạng thái bị động. Trong khi đó, giáo dục trẻ là một hành trình dài và có tính tự giác (chủ động) chứ không phải tự phát (nhất thời).Hình phạt là một cách cố gắng thay đổi hành vi trong tương lai của trẻ em bằng cách khiến chúng phải “trả giá cho những sai lầm của mình” thay vì “học từ sai lầm”.
Không một người lớn nào trưởng thành mà không trải qua những sai lầm từ tuổi ấu thơ. Một bài học sẽ trở nên có giá trị nếu đứa trẻ biết cách đứng lên từ sai lầm đó mà sự tự tin và lòng tự trọng vẫn được giữ nguyên, đó mới là giá trị đích thực của giáo dục.
Phạt cho phép bố/mẹ hoặc thầy/cô KIỂM SOÁT hành vi của trẻ và QUYẾT ĐỊNH kết quả của chúng mà không có tính chất CHỈ DẪN.Khi đưa ra hình phạt, chúng ta thường giả định rằng hành vi con vừa làm là “xấu” hoặc “sai”.
Sau khi sử dụng hình phạt, trẻ có một “bản đồ” trong đầu về những việc mình được làm và không được làm, còn ý nghĩa của hành vi đó và cách cư xử lâu dài trong những trường hợp tương tự (nhưng phức tạp hơn nhiều lần) thì hình phạt không cung cấp. Hệ quả của điều này đó là trẻ em học cách cẩn thận để lần sau “KHÔNG BỊ BẮT GẶP” thay vì “SỬA ĐỔI” hành vi.
Phạt cho phép dập tắt hành vi ngay tức thời, nhưng lại để lại hậu quả là những cảm xúc tiêu cực (lo lắng, sợ hãi, xấu hổ, tổn thương, oán giận…) nhiều hơn những cảm xúc tích cực (trong đa số trường hợp là không).
Một đứa trẻ luôn sống trong mê cung giữa việc làm sai và đúng sẽ dần mất đi tính tự chủ và sự tự trọng đích cực. Trong tương lai, chúng cũng sẽ đi theo tấm “bản đồ” đó và rất dễ sa ngã vì cuộc sống đâu chỉ có hai từ “Đúng” và “Sai”???
Giáo dục trong nhà trường có câu: “Người giáo viên là người dùng nhân cách để tác thành nhân cách”. Mọi hình thức kỉ luật (chứ không phải hình phạt) đều chỉ có tác dụng nếu nó đến từ sự tâm huyết và trái tim của người thầy. Cho nên từ lịch sử xa xưa, chưa có một nhà giáo dục nào khẳng định PHẠT LÀ MỘT PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH cả!
Đứng trước hơn 200 trẻ em, thiếu niên hư, nhà giáo dục vĩ đại A.X. Macarenko đã luôn luôn nhấn mạnh vào sợi chỉ đỏ NHÂN VĂN mà giáo dục các em nên người.Cho đến tận cùng những quan điểm của mình, ông vẫn nhấn mạnh rằng kỉ luật là không thể thiếu cho mọi trường học và tổ chức, nhưng đó nhất định không phải là thứ kỉ luật hà khắc, độc đoán như kỉ luật trong quân đội và pháp luật. Bởi vì “Roi vọt chỉ làm cho trẻ em thêm ghét nhà trường”! (Cần hiểu roi vọt theo một nghĩa rất rộng). A.S. Makarenko ((1888-1939) – Bậc thầy về giáo dục học sinh cá biệt
A.S. Makarenko ((1888-1939) – Bậc thầy về giáo dục học sinh cá biệt Ở nhà bạn (hay lớp bạn dạy) là bao nhiêu trẻ em hư? Và bạn nghĩ rằng phạt có thể làm cho trẻ học được điều gì đó? PHẠT CHỈ LÀM CHO HÀNG RÀO NGĂN CÁCH GIỮA TRẺ VỚI BỐ MẸ (THẦY CÔ) THÊM CHẮC CHẮN. Và bên kia hàng rào, đứa trẻ không bao giờ làm theo lời “kẻ địch”. Nếu chúng làm theo, chẳng qua vì miễn cưỡng để khỏi bị… phạt tiếp!
Giáo dục ở nhà thì không thể nào áp dụng phương pháp kỉ luật như ở trường và ngoài xã hội.
Trong gia đình, cha mẹ giáo dục con bằng tình yêu thương, bằng con đường tập nhiễm. Con cái học từ chính lời ăn tiếng nói, cách cư xử của cha mẹ hằng ngày, bằng cách đối nhân xử thế của cha mẹ với những người xung quanh. Không phải lúc con hư, con vi phạm thì gọi con ra và dạy bảo, áp dụng hình phạt thì mới là lúc bố mẹ giáo dục con. Đó là lí do vì sao bố mẹ thường hay than phiền rằng: “Bố mẹ đã dạy đi dạy lại con rằng… mà tại sao con không nhớ?”
Kết luận: PHẠT KHÔNG PHẢI LÀ GIÁO DỤC!
Những ai cho đến tận hôm nay còn nghĩ rằng phạt là giáo dục, hẳn là họ đang bất lực trong giáo dục con hay học trò của họ mà thôi! Và tệ hại hơn, so sánh môi trường gia đình với môi trường xã hội, nghĩ rằng ở nhà phải có kỉ luật nghiêm khắc, phải cứng rắn thì ra đời con mới cứng rắn được, mới không vi phạm được thì đó là sai lầm!
Nhà là tổ ấm, là nơi con người được trở về với bản ngã, với những gì là mộc mạc, nguyên sơ nhất của mình. Đừng vì hình phạt, đừng vì những gì mà người lớn cho là Đúng, Sai mà cướp đi tuổi thơ ngọt ngào cùng những nụ cười của con!
Các bạn có thể đọc thêm rất nhiều nghiên cứu hay về sự khác nhau giữa kỉ luật với phạt.
ThS.NCS. Nguyễn Thuý Quỳnh
Giảng viên khoa Tâm lí giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội