Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Tên trường: Cao Đẳng Nghề Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thanh Hóa

Tên tiếng anh: Thanh Hoa Vocational College of Agriculture and Rural Development

Mã trường: CDD2804

Loại trường: Công lập

Hệ đào tạo: Sơ cấp – Trung cấp – Cao đẳng -liên thông – hợp tác quốc tế

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA MỘT SỐ NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Chuẩn đầu ra các ngành Khung đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp

Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng,Khung chương trình Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng

Khung chương trình Các nghề đào tạo hệ cao đẳng nghề

Địa chỉ: Số 104, Đường Bạch Đằng, P. Quảng Hưng, TP. Thanh Hoá

Website: www.vcathanhhoa.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/vcathanhhoa/

Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 1030/QĐ-LĐTBXH ngày 15/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc sáp nhập Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp & PTNT Thanh Hoá vào Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hoá và đổi tên thành trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hoá.

Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho LĐNT, Cục Kinh tế hợp tác và NNTN, đại điện một số Trường Cao đẳng nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và TS. Hạ Thúy Hạnh- PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tham dự cuộc họp.

“Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa chú trọng bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giỏi, chuyên nghiệp để thu hút học sinh, sinh viên, tạo thương hiệu của nhà trường. Chú ý đào tạo các ngành nghề nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.
Đây là một trong những ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH tại buổi thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) vào ngày 25/4.
Tham gia đoàn công tác của Bộ Lao động – TBXH có lãnh đạo các đơn vị: Cục Người có công, Cục Bảo trợ Xã hội, Văn phòng Bộ, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo. Về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Thị Hương, Giám đốc Sở Lao động – TBXH cùng lãnh đạo, cán bộ và giáo viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa…
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thăm và động viên các em sinh viên đang học tập tại nhà trường
Tới thăm một số lớp học và xưởng thực hành của nhà trường, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung động viên, chúc các em học sinh sinh viên cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, thực học thực hành, sau khi tốt nghiệp có thể có việc làm đúng theo chuyên ngành được đào tạo.
Làm việc với Ban Giám hiệu và giáo viên nhà trường, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Đoàn công tác được nghe báo cáo về quá trình hơn 60 năm xây dựng và phát triển của Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, đặc biệt là sau 2 năm thực hiện Quyết định số 1030/QĐ-LĐTBXH, ngày 15/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH về việc sáp nhập Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa vào trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa và đổi tên thành Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Đoàn công tác thăm sinh viên thực hành tại xưởng Hiện nay, nhà trường hiện có 02 cơ sở đào tạo: Trụ sở chính ở Km16 – Quốc lộ 47, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa và cơ sở đào tạo tại số 104, đường Bạch đằng, phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa.
Nhà trường hiện được phép đào tạo 13 ngành nghề trình độ cao đẳng, 12 ngành nghề trình độ trung cấp, 26 nghề trình độ sơ cấp. Bên cạnh đó nhà trường còn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên dưới 3 tháng với 33 nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản. Nhà trường đã được lựa chọn 03 ngành, nghề trọng điểm cấp độ Quốc gia (Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi; Khai thác máy tàu thủy; Khai thác, đánh bắt hải sản).
Kết quả năm học Dangkytuyensinh.edu.vn, nhà trường đã tuyển mới 3.680 học sinh sinh viên. Trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy 299 HSSV; sơ cấp và bồi dưỡng thường xuyên dưới 3 tháng 3.356 học viên, liên kết đào tạo đại học 25 sinh viên.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của tỉnh Thanh Hóa đối với sự phát triển của nhà trường
Theo báo cáo năm Dangkytuyensinh.edu.vn, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa đã được bố trí 437 triệu đồng để hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững để nâng cao chất lượng đào tạo và tham gia đào tạo cho các đối tượng của các Chương trình (người nghèo, người dân tộc thiểu số và lao động nông thôn). Theo đó, nhà trường đã tích cực phối hợp với các huyện trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện miền núi thực hiện đào tạo nghề theo các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn Dangkytuyensinh.edu.vn (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi).
Ông Lê Hoằng Bá Huyền, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, kiến nghị: Bộ Lao động – TBXH tiếp tục quan tâm xem xét, bổ sung nhà trường vào danh sách các trường được lựa chọn các ngành nghề trọng điểm giai đoạn Dangkytuyensinh.edu.vn, định hướng đến 2030, với một số ngành nghề trọng điểm thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản: Khoa học cây trồng; Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chăn nuôi – Thú y; Quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Khai thác, đánh bắt hải sản; Khai thác máy tàu thủy) và danh sách các trường chuyên biệt công lập đào tạo một số ngành, nghề trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế biển và đào tạo cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội trú.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu với nhà trường
Bên cạnh đó, xem xét, phê duyệt Nhà trường thuộc diện được thụ hưởng các dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia và các dự án khác để đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo, thay thế trang thiết bị đã cũ, lạc hậu; phát triển chương trình, giáo trình, học liệu phục vụ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp…
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cho rằng: Qua nghe báo cáo và đi thực tiễn, lộ trình phát triển của Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa là quyết sách rất đúng đắn và kịp thời, quyết tâm chính trị chính xác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để nhà trường đi đúng hướng.
Hiệu trưởng Lê Hoằng Bá Huyền báo cáo hoạt động của nhà trường
“Nhà trường đang lựa chọn 3 ngành nghề chất lượng cao. Cần tiếp tục tập trung các thế mạnh, không dàn trải; đầu tư vào nông nghiệp, thủy sản. Chú trọng bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giỏi, chuyên nghiệp để thu hút học sinh, sinh viên, tạo thương hiệu của nhà trường. Chú ý đào tạo các ngành nghề nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bởi lẽ, Khi nào chúng ta có một đội ngũ giỏi, chuyên nghiệp, được người dân tin tưởng thì học sinh sẽ đến. Nói cách khác, thương hiệu của nhà trường bắt đầu từ đội ngũ nhà giáo” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nhấn mạnh.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đề nghị: Thời gian tới, nhà trường khẩn trương rà soát các ngành nghề trọng điểm, phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – TBXH) để quan tâm đầu tư. Đồng thời, chủ động phối hợp với các huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để đào tạo các đối tượng làm nghề biển, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, lao động nông thôn. Trong đó, tập trung vào khu vực nông nghiệp, các huyện nông nghiệp, các đối tượng nông nghiệp, người nghèo, người yếu thế, người đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà nhà trường
Cùng với đó, thực hiện tốt chính sách với người học, miễn giảm học phí, hỗ trợ người học. Quan tâm phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu đầu ra cho học viên. Doanh nghiệp tham gia hỗ trợ đào tạo, bao gồm cả kinh phí và hướng dẫn quá trình giảng dạy cho học sinh, sinh viên, hỗ trợ thực tập cho sinh viên. Triển khai xây dựng và vận hành hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo.
Về các kiến nghị của nhà trường, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cơ bản tán thành với danh sách các nghề trọng điểm và khẩn trương phối hợp với Tổng cục GDNN để đề xuất, đăng ký với tỉnh để báo cáo Bộ.
“Bộ Lao động – TBXH ủng hộ đầu tư vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững cho nhà trường và Trường Nghi Sơn để thực hiện. Bộ giao Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo cân đối nguồn lực, kinh phí đào tạo nghề cho dân tộc thiểu số, miền núi để báo cáo và phân bổ, đầu tư theo địa chỉ…
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cùng Đoàn công tác chụp ảnh chung với lãnh đạo, cán bộ, giáo viên nhà trường
Bộ trường Đào Ngọc Dung cũng đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp túc quan tâm bố trí nguồn lực kinh phí cho phát triển các mô hình đào tạo, tạo dựng mô hình cho địa phương, nâng cao kỹ năng nghề, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên; chú trọng hoạt động đào tạo sơ cấp, trung cấp, 3 tháng; thực hiện cả việc đào tạo lại, đào tạo theo chứng chỉ; tham gia nâng cao dần trình độ của lao động các vùng miền núi. Đồng thời, giao Sở Lao động – TBXH Thanh Hóa hỗ trợ nhà trường thực hiện các yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *