Lịch sử phát triển Trường được thành lập ngày 20/10/1976 với tên gọi là Trường Kỹ thuật nghiệp vụ công nghiệp nhẹ. Trường được phát triển thành Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công nghiệp nhẹ Thủ Đức vào ngày 30/7/1991. Sau một giai đoạn phấn đấu, Trường đã được nâng cấp thành trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp II vào ngày 27/12/2000. Trường chính thức mang tên Cao đẳng Công thương TPHCM từ 20/1/2009 cho đến nay.
Mục tiêu phát triểnKhông ngừng nâng cao chất lượng, quy mô đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao và đa dạng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Phấn đấu đưa Trường trở thành trường đại học đa ngành có thương hiệu, theo mô hình ứng dụng, tiếp cận trình độ các nước trong khu vực ASEAN.
Đội ngũ cán bộ Tổng số đội ngũ cán bộ nhà trường là 534 người bao gồm các cán bộ quản lý, nhà giáo cơ hữu, nhà giáo thỉnh giảng và nhân viên khác. Trong đó có 23 Tiến sĩ, 307 Thạc sĩ, 187 Đại học, 17 người có trình độ khác. Đây là nét nổi bật, làm nên thương hiệu, sự uy tín của nhà trường. Với năng lực chuyên môn cao kết hợp kỹ năng nghiệp vụ, quản lý, đội ngũ này đã góp phần đưa chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng đi lên, cũng như đem đến những bài giảng, nghiên cứu hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho người học.
Cơ sở vật chất Trường có tổng diện tích xây dựng là 80000 m2 với cơ sở vật chất khang trang và hiện đại. Bao gồm 4 khu, 100 phòng học lý thuyết, 60 xưởng, phòng thí nghiệm, phòng thực hành. Thư viện với diện tích 1000 m² được kết nối wifi miễn phí đảm bảo các đầu sách phục vụ quá trình học tập tham khảo nghiên cứu của sinh viên. Các phòng học, cơ sở thực hành được đầu tư các trang thiết bị đầy đủ, hiện đại và chuyên dụng, đáp ứng quá trình học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Với mục tiêu nâng cao chất lượng người học, nhà trường luôn đảm bảo môi trường học tập tốt, hiệu quả cho sinh viên của mình.