Hội Nhập Quốc Tế công tác QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (cán bộ QMR)

(Tuyensinhtructuyen.edu.vn) – Ngày nay, không chỉ có những Công ty ở lĩnh vực sản xuất mới chú trọng tới đảm bảo chất lượng mà hầu hết các lĩnh vực khác đều quan tâm tới chất lượng sản phẩm đẩu ra. Để bảo đảm và cải tiến tới chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải cần tới một bộ phận quan trọng chịu trách nhiệm về chất lượng.

Giới thiệu chung PGS.TS Phạm Hữu Tiến – nguyên Viện trưởng Viện Thông tin tự liệu

Người làm công tác đảm bảo chất lượng được biết đến với nhiều chức vụ khác nhau như Quản lý dự án; Giám đốc quản lý chất lượng; Nhân viên phòng quản lý chất lượng; Trưởng phòng quản lý chất lượng; Nhân viên ISO; Cán bộ kiểm soát chất lượng,… Trên thế giới cũng như Việt Nam, các nhà quản lý chất lượng thường dựa vào hệ thống đánh giá chất lượng ISO 9000 và cao hơn để áp dụng vào qui trình của công ty. Nói cách khác, hệ thống đánh giá này là thướt đo để khẳng định giá trị chất lượng khi đưa sản phẩm đó ra ngoài thị trường. Bởi vậy, cán bộ QMR ngoài việc đáp ứng trình độ học vấn còn phải hiểu biết chuyên sâu về hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Chân dung người làm công tác QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (cán bộ QMR)

Công việc của cán bộ QMR Khởi đầu từ 2 DN áp dụng ISO 9000 vào năm 1996, tính đến nay, trong cả nước đã có trên 1.200 tổ chức, DN áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. Như vậy, cũng tồn tại con số tối thiểu là 1.200 cán bộ Đại diện Lãnh đạo về chất lượng (Quality Management Representative – QMR), không kể các cán bộ đã rời bỏ vị trí này.

Biên soạn, điều chỉnh, kiểm soát các quy trình chất lượng

Đề xuất các chương trình cải tiến quy trình chất lượng của toàn công ty

Thực hiện việc đào tạo nhân viên về chính sách chất lượng, quy trình chất lượng

Nghiên cứu và đề xuất các cách thức để kiểm định chất lượng dịch vụ.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm định kỳ

Tham mưu, tư vấn cho cấp trên về chất lượng sản phẩm

Quan sát dây chuyền sản xuất mới đang vận hành

Theo dõi các báo cáo kết quả theo dõi thử nghiệm của nhân viên và hướng dẫn chỉ đạo các công việc tiếp theo.

Môi trường công việc

Cán bộ QMR thường xuyên tiếp cận một cách chi tiết, thậm chí nghiên cứu trên sản phẩm đầu tiên của công ty. Bạn phải thường xuyên làm việc với những sản phẩm mẫu, trình lên cấp trên, ghi chép tỉ mĩ, luôn luôn cải tiến,… tất cả đều phải diễn ra ngay tại nhà máy hoặc ở nơi sản xuất. Công việc không phải di chuyển quá nhiều, nhưng cần những người có đầu óc phân tích tốt, điều này rất phù hợp cho những ai ưa thích những công việc trong lĩnh vực nghiên cứu. Còn đối với những cán bộ dự án có vẻ công việc hơi khác biệt, phải trực tiếp tại công trình, đó âu cũng là tính đặc thù của ngành.

Những tố chất cần thiết Quản lý chất lượng: Nghề mới trong trào lưu ISO 9000

Nắm bắt tổng thể các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng

Có kỹ năng xã hội như: trình bày, truyền đạt, thuyết phục, khích lệ.

Có năng lực tổ chức, chỉ đạo các hoạt động triển khai, đánh giá

Có tinh thần trách nhiệm cao

Có tính tỉ mỉ và thẩm mĩ cao.

Kỹ năng làm việc nhóm tốt

Nhiệt tình, sẵn sàng làm việc dưới áp lực cao Quản lý chất lượng: Nghề mới trong trào lưu ISO 9000

Năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm, năng khiếu, tư duy và động cơ làm việc là những tiêu chí chủ yếu để có thể lựa chọn được một cán bộ QMR thoả mãn yêu cầu quản lý.

Triển vọng nghề nghiệp Phần lớn các DN áp dụng ISO 9000 đều giao phó Hệ thống cho cán bộ QMR với hi vọng đạt được hiệu lực và hiệu quả của hệ thống mà không có cơ sở để chắc rằng cán bộ này có thể điều hành hệ thống một cách hiệu quả. Rất nhiều DN lại không đánh giá đúng vai trò, giá trị của QMR đối với sự thành công của hệ thống. Họ cho rằng bổ nhiệm cán bộ QMR để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn và để có người “gánh” hệ thống chuẩn bị cho các cuộc đánh giá của cơ quan chứng nhận. Bởi vậy, họ không quan tâm đến kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cán bộ QMR để có thể quản lý hệ thống đạt hiệu quả cũng như thiếu đầu tư, trang bị kiến thức kinh nghiệm cho cán bộ này.

STT THÔNG TIN NỘI DUNG
1. Thời lượng 04 buổi
2. Thời gian 19h15 – 21h45 tối thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần
3. Đối tượng tham gia khoá học ·        Cấp Quản lý/ QMR/ Giám đốc/ Tổng giám đốc.

·        A/C Am hiểu về hệ thống quản trị doanh nghiệp.

·        Các A/C mới bắt đầu khởi nghiệp.

4. Phí đào tạo: 2.500.000 (VNĐ)/01 học viên
Phí ưu đãi: 2.000.000 (VNĐ)/01 học viên
     Điều kiện ưu đãi: – Học viên đăng ký khóa học trước 15 ngày.

– Đăng ký từ 03 học viên trở lên.

– Đã là khách hàng của QMC

5. Địa điểm đào tạo ·        Đào tạo Online hoàn toàn bằng phần mềm công nghệ của QMC.

·        Học viên chỉ cần cập nhật vào máy tính, hoặc điện thoại với đường mạng ổn định.

·        Vào phòng học đúng khung giờ 19h15 thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần.

·        Có thể tổ chức khóa học theo yêu cầu riêng của mỗi DN.

Ở các nước có phong trào ISO 9000 phát triển mạnh, QMR còn được gọi là Giám đốc Chất lượng. Lãnh đạo cấp cao ở đây ý thức rất rõ vai trò của cán bộ QMR với sự thành công của hệ thống ISO 9000. Họ hiểu rằng: ngoài việc nắm bắt tổng thể các quá trình trong hệ thống và các vấn đề chất lượng trong DN, cán bộ QMR cần nắm rõ các phương pháp, công cụ hỗ trợ cũng như biết lựa chọn và sử dụng các giải pháp, công cụ thích hợp trong điều kiện cụ thể của DN mình. Bên cạnh đó, cán bộ QMR cũng cần có các kỹ năng xã hội khác như: trình bày, truyền đạt, thuyết phục, khích lệ để tập hợp mọi người tham gia cải tiến hệ thống chất lượng. Họ cũng cần có năng lực tổ chức, chỉ đạo các hoạt động triển khai, các cuộc đánh giá và có lối tư duy theo hệ thống vì “tiếp cận theo hệ thống” là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốt Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000.

Câu hỏi đặt ra cho các DN áp dụng ISO 9000 là: làm thế nào để có cán bộ QMR tốt, làm thế nào để có thể thu nhận tối đa sự đóng góp của QMR cho hoạt động cải thiện hệ thống ISO 9000. Đánh giá đúng tầm quan trọng của cán bộ QMR và trao quyền chủ động một cách hợp lý cho họ là điều kiện tiên quyết để có được một cán bộ QMR đạt yêu cầu. Năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm, năng khiếu, tư duy và động cơ làm việc là những tiêu chí chủ yếu để có thể lựa chọn được một cán bộ QMR thoả mãn yêu cầu quản lý. Và để đáp ứng tinh thần cải tiến liên tục của bộ Tiêu chuẩn ISO 9000, việc đào tạo, tổ chức học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm là điều kiện không thể thiếu trong việc nâng cao năng lực, kiến thức cho cán bộ QMR để điều hành hệ thống đạt hiệu quả.

Từ thực tế này, Trung tâm Năng suất VN- một tổ chức tư vấn chuyên nghiệp về ISO 9000 đã triển khai khoá đào tạo đầu tiên dành riêng cho đối tượng là QMR tại TP HCM. Trong khi tỷ lệ các DN áp dụng ISO 9000 mới chỉ chiếm 1% trong tổng số các DN VN thì việc triển khai áp dụng rộng rãi ISO trên toàn quốc sẽ mở ra một cơ hội nghề nghiệp lớn cho các cán bộ trong DN cũng như các sinh viên mới tốt nghiệp đại học. Việc trở thành QMR về Chất lượng trong xu thế ISO trên toàn cầu quả thực là một ước mơ trong tầm tay đối với rất nhiều người.

Ngoài tính chất công việc mang tính ồn định cao, chế độ phúc lợi đầy đủ thì cán bộ QMR được phụ cấp thêm về khoản đảm bảo sức khỏe khi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.  Cán bộ QMR là một vị trí rất quan trọng trong quá trình triển khai, duy trì và cải tiến Hệ thống chất lượng mang tính quốc tế.

Trong khi tỉ lệ các doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 mới chỉ chiếm 1% trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam (số liệu 2003) thì việc triển khai áp dụng rộng rãi ISO trên toàn quốc sẽ mở ra một cơ hội nghề nghiệp lớn cho các cán bộ trong doanh nghiệp cũng như các sinh viên mới tốt nghiệp đại học. Việc trở thành một cán bộ Đại diện Lãnh đạo về Chất lượng trong xu thế ISO trên toàn cầu quả thực là một ước mơ trong tầm tay đối với rất nhiều người. Đây đang và sẽ là vị trí vô cùng quan trọng đóng góp vào sự thành công của hệ thống điều hành doanh nghiệp.

Mục tiêu cuối của cán bộ QMR Quản lý chất lượng: Nghề mới trong trào lưu ISO 9000

Chất lượng và cải tiến chất lượng sản phẩm

“chất lượng là trách nhiệm của mọi người”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *