Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội (FBU)

Tên trường: Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

Tên tiếng Anh: Hanoi Financial And Banking University (FBU)

Mã trường: FBU

Loại trường: Dân lập

Hệ đào tạo: Đại học – Cao đẳng – Sau đại học – liên thông

Khung chương trình Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng

Khung chương trình Các nghề đào tạo hệ cao đẳng nghề

Danh sách các nhóm ngành đào tạo trình độ đại học

Danh sách các ngành nghề đào tạo cấp IV trình độ Đại học

Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Thạc sĩ (Cao học)

Địa chỉ: Cơ sở chính: xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

Cơ sở đào tạo:136 -138 Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Số 31 phố Dịch Vọng Hậu, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

SĐT: 024 3793 1340 – 024 3793 1341

Email: contact@fbu.edu.vn

Website: https://fbu.edu.vn/

Fecabook: www.facebook.com/daihoctaichinhnganhanghanoi/

Theo Quyết định số 2336/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

Cơ quan quản lý Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.

Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội là một trường đại học tự thục, chuyên ngành, định hướng ứng dụng đã khẳng định được uy tín cao trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý, công nghệ, pháp luật và ngôn ngữ chuyên ngành. Sau hơn 12 năm ra đời, phát triển, Trường ngày càng được mở rộng về quy mô, dần khẳng định được chất lượng đào tạo. Hằng năm, Trường đã cung cấp cho xã hội hàng ngàn cử nhân và thạc sỹ. Tỷ lệ người học ra trường có việc làm khá cao và được các nhà tuyển dụng đánh giá tốt.

Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội là một trường đại học tự thục, chuyên ngành, định hướng ứng dụng đã khẳng định được uy tín cao trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý, công nghệ, pháp luật và ngôn ngữ chuyên ngành. Sau hơn 12 năm ra đời, phát triển, Trường ngày càng được mở rộng về quy mô, dần khẳng định được chất lượng đào tạo. Hằng năm, Trường đã cung cấp cho xã hội hàng ngàn cử nhân và thạc sỹ. Tỷ lệ người học ra trường có việc làm khá cao và được các nhà tuyển dụng đánh giá tốt.

Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển của thị trường lao động, bối cảnh kinh tế xã hội Thế giới và Việt Nam đã có những thay đổi phức tạp, đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học cần phải thích ứng và giữ vững được các giá trị đã đạt được, Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội cần có bước phát triển mới với tư tưởng, kế hoạch chiến lược phù hợp với bối cảnh khách quan và nguồn lực hiện có, tiềm năng của nhà trường. Vì vậy, Nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến đông đảo cán bộ, nhân viên, giảng viên và Đảng ủy, Công đoàn trường. Tổng kết tất cả các ý kiến đóng góp, Hội đồng xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đã chỉnh sửa để có bản “Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội, giai đoạn 2021- 2025 và Tầm nhìn đến năm 2045” trình Hội đồng trường. Hội đồng Trường đã thông qua về việc ban hành “Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025 và Tầm nhìn đến năm 2045” phù hợp với thực tiễn và khách quan.

Văn bản Kế hoạch chiến lược của Trường sẽ mang lại những giá trị sử dụng quan trọng cho các kế hoạch phát triển của Nhà trường, bao gồm: Bản xây dựng Kế hoạch chiến lược sẽ là căn cứ để Nhà trường hoạch định các mục tiêu, các chương trình hành động và hệ thống giải pháp chiến lược để đạt được các mục tiêu đã định trong giai đoạn hội nhập sâu rộng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

– Làm định hướng chiến lược phát triển trong tương lai cho toàn bộ hoạt động của Nhà trường; làm cơ sở để xây dựng kế hoạch chiến lược cho từng mảng hoạt động cũng như làm cơ sở cho xây dựng các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn;

– Làm cơ sở trong việc đổi mới đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và quản lý công tác đào tạo trong Nhà trường; Làm cơ sở để giám sát, tổng kết đánh giá kết quả, điều chỉnh các hoạt động của Nhà trường và xây dựng các kế hoạch dự phòng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giảm bớt rủi ro có thể xảy ra trong tương lai;

– Xác định các lĩnh vực ưu tiên cho từng giai đoạn phát triển của Nhà trường; Xây dựng và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong trường và giữa Nhà trường với các đơn vị bên ngoài trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *