Tên trường: Phân hiệu Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk
HANOI LAW UNIVERSITY DAKLAK CAMPUS (HLU DAKLAK)
Mã trường: NLG
Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên thông – Tại chức – Văn bằng 2
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA MỘT SỐ NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ Sơ trung cấp chính quy
Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp chính quy
Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng chính quy
Danh sách các nhóm ngành đào tạo trình độ đại học
Danh sách các ngành nghề đào tạo cấp IV trình độ Đại học
Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Thạc sĩ (Cao học)
Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Tiến sĩ (Tiến sĩ khoa học)
Loại trường: Công lập
Địa chỉ: Tổ dân phố 8 (Đường Phạm Hùng đi vào), P. Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
SĐT: +84 262 3977 799
Email: phgl@hcmuaf.edu.vn
Website: https://hlu.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/phanhieutruongdhlhn
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã có buổi thăm và làm việc tại Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội; đồng chí Nguyễn Hùng Vừa, Phó Giám đốc Phân hiệu; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Phân hiệu, đại diện Lãnh đạo các Phòng, Khoa, Bộ môn của Trường Đại học Luật Hà Nội cùng đông đảo các giảng viên, viên chức, người lao động Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chụp anh lưu niệm cùng Ban Giám hiệu, viên chức, người lao động Phân hiệu Trường Đại học luật Hà Nội tại Đắk Lắk.
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Phân hiệu Nguyễn Hùng Vừa trình bày về kết quả công tác của Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk từ khi giải thể Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột và thành lập Phân hiệu cho đến nay (12/02/2019 – 07/12/2023).
Theo đó, Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk (sau đây gọi tắt là Phân hiệu) được thành lập theo Quyết định số 310/QĐ-BGDĐT ngày 12/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi có Quyết định thành lập Phân hiệu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1092/QĐ-BTP ngày 13/5/2019 về việc giải thể Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột từ ngày 31/12/2019 và chuyển giao toàn bộ cơ sở vật chất, quyền sử dụng đất, tài sản, tài chính, nhân sự cho Phân hiệu; Quyết định đã đề ra lộ trình, giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người học, viên chức và người lao động, phương án giải quyết tài sản, cơ sở vật chất, nghĩa vụ tài chính của Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, đồng thời xác định trách nhiệm của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Tư pháp.
Sau gần 05 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Luật Hà Nội nói chung và Phân hiệu tại Đắk Lắk nói riêng đã đạt được nhiều kết quả công tác tích cực theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án thành lập Phân hiệu và Quyết định số 1092/QĐ-BTP ngày 13/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc giải thể Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột.
Phân hiệu đã thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp đảm bảo tối đa quyền lợi cho người học, viên chức và người lao động của Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, hoàn thành sứ mệnh đào tạo trung cấp luật, cấp bằng cho đội ngũ này vào năm 2021, thực hiện tốt công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của viên chức, người lao động trong giai đoạn đầu từ Trung cấp lên Phân hiệu Luật còn nhiều khó khăn, qua đó, giúp viên chức, giáo viên ổn định công tác, giữ vững bản lĩnh chính trị, nhiệt huyết và đạo đức nghề nghiệp, đoàn kết phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Về tổ chức bộ máy và thể chế nội bộ, cơ cấu tổ chức của Phân hiệu được xây dựng theo hướng tinh gọn, hiệu quả với 04 đơn vị (bao gồm cả Văn phòng, phòng ban chuyên môn và khoa đào tạo).
Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng được triển khai thực hiện trong tổng thể chung của Trường Đại học Luật Hà Nội để tiếp tục kiện toàn cơ cấu lãnh đạo, quản lý các cấp. Phân hiệu đã kịp thời hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ và thống nhất các quy định về tổ chức và hoạt động của Phân hiệu chỉ sau 2 năm thành lập, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho Phân hiệu thực hiện sắp xếp tổ chức, triển khai và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trong bối cảnh mới được thành lập, Phân hiệu đã thực hiện đa dạng các giải pháp để quảng bá tuyển sinh các trình độ đào tạo với số lượng tuyển sinh ngày càng tăng, quy mô đào tạo không ngừng mở rộng.
Chất lượng giảng dạy, học tập và rèn luyện được chú trọng và không ngừng nâng cao. Đến nay, Phân hiệu đã đào tạo được gần 800 sinh viên, học viên hệ đại học chính quy, văn bằng 2, liên thông đại học, cao học. Trong đó nhiều sinh viên đạt kết quả cao, nhận được nhiều học bổng giá trị của trong và ngoài nước.
Công tác nghiên cứu khoa học được xác định là nhiệm vụ quan trọng và định hướng phát triển của Phân hiệu, đã thu hút và huy động sự tham gia đông đảo của các giảng viên và đạt được một số kết quả đáng khích lệ, với 02 bài đăng quốc tế, nhiều đề tài nghiên cứu, hội thảo và công bố khoa học trên các tạp chí trong nước. Các đề tài khoa học đều gắn với thực tiễn và phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy của thầy trò tại Phân hiệu.
Cùng với đó, công tác phát triển đội ngũ giảng viên được ưu tiên hàng đầu thông qua việc tuyển mới và thu hút các giảng viên có trình độ, kinh nghiệm từ Trụ sở chính vào tăng cường cho Phân hiệu, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy sinh viên, học viên và hướng dẫn, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy cho đội ngũ giảng viên cơ hữu của Phân hiệu.
Nhân dịp Lãnh đạo Bộ tới thăm và làm việc tại Phân hiệu, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hương cho biết trong gần 5 năm qua, Phân hiệu luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội đối với đội ngũ giảng viên, viên chức và người lao động, đảm bảo bình đẳng về chế độ, chính sách, không có sự phân biệt giữa Trụ sở chính và Phân hiệu, qua đó, góp phần ổn định tư tưởng, tâm lý yên tâm công tác, tạo động lực khuyến khích đội ngũ giảng viên, viên chức, người lao động tận tâm cống hiến, đồng hành cùng sự phát triển chung của nhà Trường.
Cùng với đó, các giảng viên, người lao động tham dự buổi làm việc cũng bày tỏ sự vui mừng và xúc động khi luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ tới Phân hiệu trong thời gian qua và mong muốn sẽ tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ đối với sự phát triển của Nhà trường; sự phối hợp của các đơn vị trong bộ ưu tiên lựa chọn Phân hiệu là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị. Đây cũng là cơ hội để cho đội ngũ giảng viên, sinh viên của Phân hiệu được tham dự, học tập được kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của Bộ ngành, đồng thời cũng là điều kiện để Phân hiệu được giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Phân hiệu tới đông đảo các đơn vị, bộ ngành.
Đại diện Trường Đại học Luật Hà Nội tại Trụ sở chính, đồng chí Trần Ngọc Định, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết Nhà trường luôn theo dõi và bám sát các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Trường để kịp thời hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
Trường Đại học Luật Hà Nội nói chung luôn mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ trong việc giới thiệu, quảng bá, nâng cao vị trí, vai trò và sự lan tỏa của Phân hiệu tới các sở, ban, ngành trên địa bàn và khu vực lân cận; tạo điều kiện cho các giảng viên, sinh viên được tham gia thực tập, trao đổi thực tế tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Đồng thời, đồng chí Định cũng mong muốn các giảng viên tại Phân hiệu cần nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên của Trường để có thể cung cấp được chất lượng tốt nhất tới người học.
Thay mặt các giảng viên, viên chức, người lao động, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc phân hiệu nhất trí cao với báo cáo của Phân hiệu và các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc. Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉa sẻ thêm về những tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ giảng viên, người lao động trong gần 5 năm thành lập và phát triển, đánh giá về những kết quả tích cực của Phân hiệu đã đạt được trong thời gian qua và bày tỏ mong muốn, nguyện vọng đối với sự phát triển của Phân hiệu trong thời gian tới, nhất là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và có những chính sách để thu hút, tuyển dụng các giảng viên có trình đô cao, chất lượng; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại để cung cấp cho người học các dịch vụ tối ưu nhất.
Ông Nguyễn Hùng Vừa, Phó Hiệu trưởng Phân hiệu Trường Đại học luật Hà Nội tại Đắk Lắk phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đã đạt được của Phân hiệu. Thực hiện chủ trương rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp theo yêu cầu của Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu BCHTU khóa XII “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp quyết định thành lập Phân hiệu Trường ĐHLHN tại tỉnh Đắk Lắk và giải thể Trường TCL Buôn Ma Thuột. Đây là quyết định toàn toàn đúng đắn, kịp thời của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp trong việc sắp xếp và đổi mới hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo chủ trương của Đảng, Chính phủ.
Theo Thứ trưởng, so với bề dày truyền thống và lịch sử phát triển của các đơn vị đào tạo khác thuộc Bộ như Học viện Tư pháp và đặc biệt là Trường Đại học Luật Hà Nội tại Trụ sở Chính, Phân hiệu Đắk Lắk là cơ sở đào tạo trẻ, đang từng bước tạo dựng uy tín, sự tín nhiệm của người học trên địa bàn và khu vực lân cận.
Những ngày đầu thành lập, Phân hiệu đã gặp nhiều khó khăn, thách thức về nhân lực, tổ chức bộ máy, thu hút và tuyển dụng giảng viên, việc quảng bá và tuyển sinh sinh viên nhưng với sự phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn sát sao từ Trụ sở chính, các đơn vị trong Bộ và đặc biệt là sự nỗ lực, phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao, sự quyết tâm chính trị và truyền thống đoàn kết của đội ngũ giảng viên, viên chức, người lao động, Phân hiệu đã vươn lên, đạt nhiều kết quả tích cực trên các mặt công tác, hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch giảng dạy và nghiên cứu khoa học với nhiều kết quả cụ thể, đóng góp thiết thực vào thành công chung của Trường, của Bộ.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk.
Qua theo dõi, nghe báo cáo về kết quả công tác sau gần 5 năm xây dựng và phát triển, các ý kiến phát biểu đầy tâm huyết, thẳng thắn và trách nhiệm của các đồng chí tham dự buổi làm việc, Thứ trưởng chia sẻ về những khó khăn chung về biên chế, tổ chức bộ máy và các tâm tư nguyện vọng của các giảng viên, viên chức, người lao động.
Thứ trưởng ghi nhận và đánh giá cao về các kết quả Phân hiệu đã đạt được trong gần 5 năm qua, nhất là việc thực hiện tốt công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của viên chức, người lao động để thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp đảm bảo tối đa quyền lợi cho người học, viên chức và người lao động của Phân hiệu; kịp thời kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ và thống nhất các quy định về tổ chức và hoạt động của Phân hiệu chỉ sau 2 năm thành lập; thực hiện đa dạng các giải pháp để quảng bá tuyển sinh các trình độ đào tạo với số lượng tuyển sinh ngày càng tăng, quy mô đào tạo không ngừng mở rộng. Công tác nghiên cứu khoa học được chú trọng và đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận khi các giảng viên đều hoàn thành và vượt các giờ nghiên cứu khoa học theo yêu cầu.
Bên cạnh các công tác chuyên môn, giảng dạy và đào tạo, Thứ trưởng cũng đánh giá cao về công tác Đảng và tổ chức đoàn thể của Phân hiệu khi luôn được Nhà trưởng kiện toàn, chăm lo, phát triển. Cùng với đó, Phân hiệu đã tích cực tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng gắn với hoạt động chuyên môn của Phân hiệu như các hoạt động tình nguyện, cho UBND trưng dụng khu cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Với các kết quả đạt được, Phân hiệu đã nhận được nhiều bằng khen, ghi nhận của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo UBND tỉnh và góp phần tuyên truyền, quảng bá được thương hiệu trong địa bàn tỉnh và khu vực lân cận.
Đối với một số hạn chế, tồn tại, nguyên nhân đã được nêu tại buổi làm việc, Thứ trưởng vui mừng khi Phân hiệu và Trụ sở chính đã kịp thời nhận diện và dự kiến các phương hướng, giải pháp nhằm tháo gỡ. “Hi vọng và tin tưởng rằng Trụ sở chính và Phân hiệu sẽ sớm nghiên cứu và đề xuất các phương án để sớm giải quyết được những vấn đề nêu” – Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị.
Để phát huy các kết quả đã đạt được và xây dựng Phân hiệu vững mạnh, phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực pháp luật nói riêng theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Thứ trưởng đề nghị Ban Giám hiệu và tập thể các thầy giáo, cô giáo Phân hiệu quan tâm, triển khai một số định hướng, nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Tiếp tục ổn định tổ chức bộ máy, sớm kiện toàn cán bộ lãnh đạo, quản lý Phân hiệu, bộ môn; tiếp tục phát huy kết quả đạt được, phối hợp chặt chẽ với Trụ sở chính triển khai đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả các Chương trình, kế hoạch tuyển sinh, giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong tổng thể chung của toàn Trường. Thường xuyên trao đổi, phản ánh để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có trình độ cao tham gia giảng dạy và đào tạo để nâng cao uy tín, thương hiệu cho Phân hiệu; khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên được tham gia học tập, nâng cao trình độ và hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định chung; quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức, giảng viên của Phân hiệu để yên tâm làm việc.
Tăng cường công tác tuyển sinh theo hướng đa dạng hóa hình thức quảng bá, mở rộng nguồn tuyển sinh bền vững; duy trì và dần tăng thêm biên chế tuyển sinh cho Phân hiệu gắn với nâng cao chất lượng đầu vào; tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác quản trị, nghiên cứu khoa học, phát huy tối đa nguồn giáo trình, chương trình và phương thức giảng dạy của Trụ sở chính, bám sát nhu cầu của xã hội, xây dựng các chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài để tiếp tục nâng cao chất lượng, uy tín và thương hiệu về đào tạo nguồn nhân lực của Bộ, ngành.
Đối với trụ sở chính tại Hà Nội, Thứ trưởng đề nghị Nhà trường tiếp tục hướng dẫn, phối hợp chặt chẽ, sát sao với Phân hiệu để sớm hoàn thành việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo, quản lý; hướng dẫn tổ chức tuyển dụng gắn với đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chất lượng của viên chức, giảng viên để đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác tuyển sinh, giảng dạy và nâng cao thương hiệu của Phân hiệu. Có ý kiến chỉ đạo đối với các đề xuất, kiến nghị của Phân hiệu nhất là nội dung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng và các kiến nghị về tài chính, tài sản; bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 5 năm Ngày thành lập Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đăk Lắk, thay mặt Ban cán sự đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tư pháp Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn thể Ban Giám hiệu, các giảng viên, viên chức, người lao động và các em sinh viên của Phân hiệu. Với những kết quả đã đạt được trong 5 năm vừa qua, sự phối hợp, hỗ trợ tích cực và chặt chẽ của Trụ sở chính, các đơn vị trong Bộ và đặc biệt với tinh thần, trách nhiệm cao, sự quyết tâm chính trị và truyền thống đoàn kết, Thứ trưởng bày tỏ hi vọng và tin tưởng Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đào tạo được nhiều hơn nữa nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cao cho ngành tư pháp và đất nước. Hi vọng trong thời gian tới, Đại học Luật Hà Nội và Phân hiệu sẽ ngày càng khẳng định được uy tín, thương hiệu của Trường Đại học Luật Hà Nội để trở thành Trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, có vai trò dẫn dắt trong đào tạo cán bộ pháp luật của cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới theo Quyết định số 1156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thay mặt Trường Đại học Luật Hà Nội và Phân hiệu, TS. Đoàn Trung Kiên – Hiệu trưởng Nhà trường đại diện lãnh đạo Nhà trường tiếp thu đầy đủ các ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh về các nhiệm vụ lâu dài và trước mắt và bày tỏ sự cảm ơn của Nhà trường đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo và sự quan tâm sâu sát, toàn diện của Lãnh đạo Bộ Tư pháp trong đó có cá nhân Bộ trưởng, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh; sự quan tâm, phối hợp và tạo điều kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các sở ban ngành tỉnh Đắk Lắk với sự phát triển của Nhà trường nói chung và Phân hiệu nói riêng trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó TS. Đoàn Trung Kiên cũng kiến nghị tới Thứ trưởng quan tâm chỉ đạo: Bố trí kính phí (nếu có) để Nhà trường đầu tư xây dựng trụ sở tại số 02 Ybih Alêô, phường Thắng Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Tạo điều kiện để quảng bá hình ảnh của Phân hiệu thông qua việc cho phép lãnh đạo Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk được tháp tùng các đoàn công tác của Lãnh đạo Bộ Tư pháp khi vào làm việc tại Khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Nam Trung Bộ; Kiện toàn Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội, Lãnh đạo Phân hiệu và các chức danh lãnh đạo, quản lý tại Phân hiệu; Cũng nhân dịp này TS. Đoàn Trung Kiên cũng trân trọng mời Bộ Trưởng, Thứ trưởng và các đồng chí Lãnh đạo Bộ bố trí thời gian, lịch công tác để tham dự chủ trì Gặp mặt kỷ niệm 5 năm thành lập Phân hiệu. Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên cũng đề nghị các giảng viên, viên chức, người lao động của Phân hiệu tiếp tục nỗ lực, phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm chính trị để xây dựng Phân hiệu và trụ sở chính ngày càng khẳng định được uy tín, thương hiệu, chất lượng đào tạo để hướng tới xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.