Ngành Lâm Nghiệp Với Điều Thú Vị Về Nghề Kiểm Lâm

Rừng chứa đựng những giá trị kinh tế xã hội, làm trong lành môi trường sống, là một trong những mắt xích quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào. Những cánh rừng hùng vĩ, những mầm non hứa hẹn và biết bao điều bí ẩn khác của rừng nhiệt đới đang cần đến tất cả chúng ta. Hãy đến với rừng bằng lòng bác ái và dũng cảm của thần Promete bởi cây xanh không chỉ “đánh cắp lửa của mặt trời’ mà còn là cầu nối giữa trời và đất, giữa thế giới vô sinh với thế giới hữu sinh…

Ngành lâm nghiệpRừng là tài nguyên vô tận?

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp: Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết biên bản hợp tác phát triển lâm nghiệp..Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp trong ngành Lâm nghiệp trước hết phụ thuộc vào năng lực của bạn. Bạn cần có đủ ba tố chất căn bản:

–  Kiến thức: các kiến thức chuyên ngành và liên ngành trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

– Kỹ năng: Các kỹ năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp, làm việc hiệu quả…

– Thái độ: Cởi mở, hòa nhập và luôn biết lắng nghe…

Với các tố chất đó, bạn hoàn toàn có thể có cơ hội là việc tại: các cơ sở đào tạo (trường đại học, trường cao đẳng…), các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý các cấp, doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước và quốc tế, các công ty khai thác và chế biến lâm sản v.v…

Một số nghề nghiệp trong ngành lâm nghiệp:

Nhà khoa học lâm nghiệp: Ngành Lâm nghiệp phấn đấu giá trị xuất khẩu đạt 18 – 20 tỷ USD

Hoạch định kế hoạch, đề xuất những dự án, giải pháp phát triển, bảo vệ rừng, cảnh báo nguy cơ xâm hại rừng, khai thác nguồn lợi rừng một cách hiệu quả nhất. Họ nghiên cứu, tìm ra công nghệ, kỹ thuật chế biến cây rừng thành những nguyên vật liệu mới sự dụng hiệu quả cho cuộc sống. Ngoài ra, họ còn tham gia đào tạo, truyền thụ những kiến thức về rừng cho cộng đồng, giúp mọi người hưởng lợi từ rừng mà vẫn có thể bảo vệ rừng.

Nhà khoa học lâm nghiệp làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học, các trung tâm thí nghiệm hay phòng thí nghiệm của các tập đoàn, công ty sản xuất lớn, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên… Đi công tác xa nhà (đi thực địa, đi du lịch sinh thái, khảo sát thực tế) là công việc khá thường xuyên của các nhà khoa học lâm nghiệp.

Kỹ sư lâm sinh: Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh, trong những tháng cuối năm, ngành Lâm nghiệp cần tập trung để hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật để giúp người dân và doanh nghiệp vận dụng tốt Luật Lâm nghiệp đã được ban hành.

Đảm nhiệm tất cả các công việc từ thiết kế, lập kế hoạch sản xuất, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đến những kỹ thuật gây giống, trồng trọt, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng.  Công việc của kỹ sư lâm sinh là tạo ra những sản phẩm cụ thể, có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại của các dự án phát triển lâm nghiệp.

Kỹ sư lâm sinh chủ yếu làm việc tại các khu bảo tồn, vườn quốc gia, các lâm trường, hợp tác xã sản xuất kinh doanh rừng. Họ làm việc với các công cụ từ thô sơ như dao, cuốc tới những thiết bị hiện đại tối tân như thiết bị định vị toàn cầu, phân tích vi lượng đất, khoáng, công nghệ GIS…

Kỹ sư công nghệ sinh học:Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, nuôi cấy mô và tế bào là công việc thường nhật của kỹ sư công nghệ sinh học. Bằng công nghệ sinh học, họ tạo ra những giống cây mới có nhiều thuộc tính, ưu điểm vựot trội như: tốc độ sinh trưởng cao, phù hợp nhiều điều kiện địa hình, khí hậu, có nhiểu phẩm chất tốt cho mục đích sử dụng v.v…

Môi trường làm việc chủ yếu của kỹ sư công nghệ sinh học là các phòng thí nghiệm với đầy chai lọ và những thiết bị điện tử hiện đại, con số và biểu đồ, các trạm thực nghiệm… Họ làm việc tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà máy, xí nghiệp v.v… (tham khảo thêm ngành Công nghệ sinh học)

Kỹ sư chế biến lâm sản: Công việc chủ yếu của kỹ sư chế biến lâm sản là quản lý, lập kế hoạch, hướng dẫn, điều hành sản xuất, Họ rất am hiểu về cơ khí kỹ thuật, công nghệ, họ là nhân vật không thể thiếu của mọi cơ sở sản xuất trong lĩnh vực chế biến lâm sản.

Kỹ sư chế biến lâm sản thường làm việc tại các phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, xưởng sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, công ty, tập đoàn, cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản.

Nhà thiết kế sản phẩm mộc và nội thất:  1 – Phát triển rừng; 2 – Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ; 3 – Bảo vệ rừng; 4 – Tỷ lệ che phủ rừng; 5 – Dịch vụ môi trường rừng.

Là những người hiểu rất rõ về nguyên liệu (chủ yếu là gỗ, tre nứa, song mây), về kết cấu sản phẩm mộc, về công nghệ sản xuất. Được trang bị thêm những kiến thức cơ bản về mỹ thuật kiến trúc, về nhân trắc học, các nhà thiết kế sản phẩm mộc và nội thất đưa ra những phương án thiết kế thực tế và khả thi. Công việc chủ yếu của họ là khảo sát nhu cầu sử dụng, điều kiện công nghệ, nguồn vốn, phác thảo tạo dáng, phân tích kết cấu sản phẩm, lập kế hoạch thi công sản xuất.

Nhà thiết kế sản phẩm mộc và nội thất làm việc chủ yếu trên bàn giấy với hệ thống máy tính cấu hình cao cùng các phần mềm đồ họa tiên tiến tại các phòng kỹ thuật, phòng thiết kế củaq những công ty, tập đoàn sản xuất chế biến lâm sản hoặc các ông ty thiết kế kiến trúc, nội thất.

Nhà thiết kế cảnh quan: Thiết kế cảnh quan công viên, công sở, khu đô thị, khu công nghiệp… là công việc chủ yếu của nhà thiết kế cảnh quan. Với lợi thế am hiểu về cây xanh (điều kiện sinh trưởng, đặc tính sinh học, phân bố), các nhà thiết kế cảnh quan luôn đưa ra những đồ án thiết kế thông minh, không chỉ đơn thuần đem lại những cảm giác thư giãn cho nhu cầu giải trí của con người mà còn tạo ra một môi trường sống hài hòa, gần gũi với tự nhiên. Nhà thiết kế cảnh quan làm việc tại các văn phòng thiết kế, quy hoạch đô thị, công ty tư vấn thiết kế…

Ngành lâm nghiệp Tài nguyên rừng bị tàng phá một cách nghiêm trọng

Cán bộ kiểm lâm: Kiểm tra, kiểm soát việc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản, bảo vệ rừng là công việc chính của cán bộ kiểm lâm. Họ theo dõi, phát hiện, xử lý những vụ vi phạm khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Họ thường phải đương đầu với những tình huống nguy hiểm trong công việc, đối phó với những kẻ lâm tặc liều lĩnh. Đây là công việc khá mạo hiểm. Cán bộ kiểm lâm không chỉ cần có những kiến thức chuyên môn về rừng, lâm sản mà còn cần có một trái tim thép và tinh thần thép.

Cán bộ kiểm lâm làm việc tại cục kiểm lâm, các chi cục, hạt trạm kiểm lâm. Họ có thể phải làm việc ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi rừng thiêng nước độc với vô vàn khó khăn thử thách…Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:Yêu thiên nhiên, yêu rừng và giới động vật nói chung

– Có khả năng làm việc trong cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực.

– Có khả năng làm việc theo nhóm. Năng động, yêu thích sự tìm tòi, khám phá tự nhiên.

– Có  sức khoẻ tốt, kiên trì và trung thực. Giỏi ngoại ngữ và tin học.

Một số địa chỉ đào tạo: Mã ngành: 7620202. Để theo học ngành này bạn có thể đăng ký dự thi một trong các tổ hợp môn sau:

Bạn có thể học các chuyên ngành của lâm nghiệp tại: Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông – lâm Thái Nguyên, Trường Đại học Nông – Lâm Huế, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Nông – Lâm TP.HCM, Trường Đại học Tây Bắc v.v…

Triển vọng nghề nghiệp trong 5 năm tới Các nhóm ngành NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP và THỦY SẢN

Diện tích rừng ngày càng thu hẹp mà rừng là lá phổi của thế giới. Vì thế, gây dựng rừng để phủ xanh hành tinh là hành động cấp bách. Nước ta cũng không ngoại lệ. Nếu các bạn nhận ra rằng chúng ta yêu lá phổi của chúng ta thì ngành này chính là ngành nuôi sống chính bạn. Nhà nước, tư nhân đang rất cần các bạn, hãy học và hãy làm đúng lương tâm mình để đảm bảo tài nguyên rừng. Trong 5 năm tiếp theo và xa hơn nữa, các bạn là những người anh hùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *