Tên trường: Đại học Bách khoa Hà Nội
(tiếng Anh: Hanoi University of Science and Technology, HUST)
Mã trường: BKA
Loại trường: Công lập
Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Văn bằng 2 – Tại chức – Liên kết nước ngoài
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA MỘT SỐ NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
Chuẩn đầu ra các ngành Khung đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp
Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng,Khung chương trình Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng
Khung chương trình Các nghề đào tạo hệ cao đẳng nghề
Danh sách các nhóm ngành đào tạo trình độ đại học
Danh sách các ngành nghề đào tạo cấp IV trình độ Đại học
Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Thạc sĩ (Cao học)
Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Tiến sĩ (Tiến sĩ khoa học)
Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
SĐT: 024 3869 4242
Website: https://www.hust.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/dhbkhanoi/
Chính thức chuyển Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành ĐH Bách khoa Hà Nội.(Chinhphu.vn) – Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu ĐH Bách khoa Hà Nội cần phải đi đầu trong việc thực hiện tự chủ; tự chủ đầy đủ, có chiều sâu trong một giai đoạn mới, vừa theo thông lệ của thế giới, vừa phù hợp với đặc điểm chính trị, xã hội, kinh tế, con người, văn hóa của Việt Nam.
Ngày 17/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đã chúc mừng và trao Quyết định chuyển Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành ĐH Bách khoa Hà Nội; các quyết định công nhận Hội đồng Đại học, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.
Cụ thể, Hội đồng Đại học ĐH Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 có 23 thành viên, trong đó GS Lê Anh Tuấn là Chủ tịch Hội đồng. Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 là PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng.
Ngày 2/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1512/QĐ-TTg chuyển Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành ĐH Bách khoa Hà Nội, đánh dấu một mốc chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của nhà trường.
Sự chuyển đổi này đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, cẩn trọng, là sự kế thừa những kết quả và kinh nghiệm của quá trình thực hiện tự chủ suốt thời gian dài ở ĐH Bách hoa Hà Nội, được thực hiện với tinh thần quyết liệt, đảm bảo sự phát triển đúng với định hướng, tầm nhìn và chiến lược phát triển của nhà trường qua nhiều thế hệ.
Chính thức chuyển Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành ĐH Bách khoa Hà Nội: Tuy chỉ là ngôn từ nhưng có sự khác biệt rất lớn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ Một chữ “trường” và một chữ “đại học”, tuy chỉ là ngôn từ nhưng có sự khác biệt rất lớn
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: “Đây là dấu ấn của sự phát triển, khi mà khuôn, vỏ, áo cũ đã trở nên chật hẹp, cần phải lột xác để phát triển. Một chữ ‘trường’ và một chữ ‘đại học’, tuy chỉ là ngôn từ nhưng có sự khác biệt rất lớn và thể hiện một sự lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với quy định của pháp luật”.
Điều chỉnh bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội: Xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học.Thi đánh giá tư duy tại ĐH Bách khoa Hà Nội: Phù hợp tuyển sinh cho các trường nhóm trên và nhóm giữa Thi đánh giá tư duy tại ĐH Bách khoa Hà Nội: Phù hợp tuyển sinh cho các trường nhóm trên và nhóm giữa
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng mới. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tăng 100 bậc trong bảng xếp hạng QS.Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động ĐH Bách khoa Hà Nội
Bộ trưởng chúc mừng những kết quả của ĐH Bách khoa Hà Nội trong suốt hơn 66 năm xây dựng và phát triển, với cơ ngơi, trang thiết bị hiện đại, kết quả nghiên cứu không ngừng gia tăng và ngày càng hội nhập quốc tế. Đặc biệt là các kết quả phát minh sáng chế, các giải pháp khoa học công nghệ và chuyển giao ngày càng gia tăng về số lượng, chất lượng.Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tăng 100 bậc trong bảng xếp hạng QS
“Đây cũng là trường đầu tiên được Thủ tướng ký quyết định chuyển tên gọi từ “trường” thành “đại học, thể hiện tính tiên phong của chúng ta”, Bộ trưởng nói.Điều chỉnh bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội: Xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học
Chúc mừng tập thể lãnh đạo cũng như các cá nhân đã được giao trách nhiệm dẫn dắt ĐH Bách khoa Hà Nội trong chặng đường mới phía trước, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh còn rất nhiều việc phải làm phía trước để hoàn thiện cơ cấu đại học nhiều cấp với cấu trúc chặt chẽ của quản trị hiện đại. Cần hoàn thiện chiến lược và định hướng phát triển lâu dài cũng như quy chế tổ chức và hoạt động.
Bộ trưởng cho rằng, thay đổi một cái tên cũng không phải nhanh và dễ, thực tế đã mất vài năm; nhưng thay đổi một mô hình, một định hướng, từ sự lựa chọn đến vận hành đầy đủ và hiệu quả là cả một khoảng cách.
ĐH Bách khoa Hà Nội cần xác định chặng đường đổi mới của mình để vận hành theo mô hình đại học số, quản trị tiên tiến. Và sự chuyển đổi đó cần phải được tiến hành cùng lúc và đồng bộ, phải thấy hết cả các thách thức còn đang chờ phía trước. Sự chuyển đổi mô hình từ trường đại học thành đại học không phải và tránh là một xu hướng “hữu đại” mà phải xem đây là công cụ để giải phóng cho sức sáng tạo từ bên trong, giải pháp cho các năng lực sáng tạo bằng một cơ chế mới. Nếu không phải vậy sự thay đổi sẽ rất ít ý nghĩa.
ĐH Bách khoa Hà Nội đứng trước cơ hội và định hướng mở rộng đa ngành nhưng cần xác định trụ cột, chỗ đứng phải là công nghệ, kỹ thuật và kỹ thuật cao. Trường không chỉ phát triển cho mình mà còn cho quốc gia nói chung và thực hiện vai trò đầu tàu dẫn dắt cho cả khối các trường đại học, cao đẳng thuộc khối công nghệ, kỹ thuật.Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động ĐH Bách khoa Hà Nội
ĐH Bách khoa Hà Nội cũng cần phải đi đầu trong việc thực hiện tự chủ; tự chủ đầy đủ, có chiều sâu trong một giai đoạn mới, vừa theo thông lệ của thế giới, vừa phù hợp với đặc điểm chính trị, xã hội, kinh tế, con người, văn hóa của Việt Nam.
Bộ trưởng tin tưởng, ĐH Bách khoa Hà Nội có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, tiếp tục phát triển và phát triển một cách mạnh mẽ để trở thành một ĐH Bách khoa Hà Nội với mô hình đại học đa ngành mẫu mực cho khối công nghệ và kỹ thuật nói riêng, cho khối đại học Việt Nam nói chung.