Trụ sở chính : Tầng 8, Tòa nhà C1T, Số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Trụ sở đang xây dựng: Núi Hòa Quang (Núi Thằn Lằn), Hòa Lạc, Hà Nội.
Cơ sở Mỹ Đình: Ngõ 33, Lưu Hữu Phước, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Cơ sở Vĩnh Ngọc: Xã Vĩnh Ngọc, Huyện Đông Anh, Hà Nội.
Điện thoại: (84-24) 3767 5840; Fax: (84-24) 3767 5841
E-mail: trannhantong@vnu.edu.vn; tnti@vnu.edu.vn
Website: http://tnti.vnu.edu.vn/
Ngày 01/9/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1717/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.Viện Trần Nhân Tông có chức năng, nhiệm vụ chính: Nghiên cứu các di sản, giá trị văn hóa và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, giá trị văn hóa, tư tưởng thời nhà Trần và các vấn đề liên quan; tư vấn chính sách về phát triển, bảo tồn và phát huy di sản, giá trị văn hóa Trần Nhân Tông và văn hóa truyền thống của dân tộc; thực hiện hoạt động đào tạo về các chuyên ngành có liên quan theo quy định hiện hành.
Theo Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 01/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện sẽ thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về các chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan theo quy định hiện hành, cụ thể như sau:
– Tổ chức đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Phật học và các chuyên ngành có liên quan.
– Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, phổ biến kiến thức về văn hóa truyền thống, tư tưởng Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm.
– Tổ chức các chương trình đào tạo nghiên cứu, ứng dụng khác về Phật học và văn hóa truyền thống Việt Nam.
– Hỗ trợ và phối hợp với các cơ sở giáo dục trong các hoạt động đào tạo có liên quan đến Phật học, văn hóa truyền thống dân tộc.
– Các chương trình đang triển khai:+ Chương trình đào tạo Tiến sĩ Phật học.
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành Phật học.
+ Chương trình đào tạo ngắn hạn Hán-Nôm Phật học.
– Các chương trình sẽ triển khai: Quản lí tự viện, tiếng Phạn, tiếng Pali.,VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG TIẾP ĐÓN VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐẠI HỌC QUỐC LẬP THÀNH CÔNG, ĐÀI LOAN (TRUNG QUỐC)
Hội nghị Cộng tác viên Hợp phần Phật tạng toàn dịch đã được tổ chức với sự tham gia của đại diện Ban Chủ nhiệm Dự án và Ban Lãnh đạo Trung tâm, thành viên của hai đơn vị, các quý Thượng tọa, chư tôn đức Tăng Ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các dịch giả, các nhà khoa học.Hội nghị Cộng tác viên Hợp phần Phật tạng toàn dịch và Lễ Ký kết Bản Ghi nhớ thoả thuận hợp tác Về việc triển khai dịch thuật Hợp phần Phật tạng toàn dịch
Vừa qua, trong hai ngày 27 và 28 tháng 9 năm 2023, tại Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế, chùa Long Hưng, Đông Anh, Hà Nội, Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN và Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương, GHPGVN đã phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện đánh dấu quan hệ hợp tác triển khai Hợp phần Phật tạng toàn dịch giữa hai đơn vị thành viên là Dự án Kinh điển phương Đông (Dự án) và Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế (Trung tâm). Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị sau một thời gian dài đồng hành với nhiều hoạt động tư vấn, trao đổi, hỗ trợ song phương; đồng thời là tiền đề xúc tiến nhiều mục tiêu, nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của Dự án và Trung tâm trong thời gian tới.
Hội nghị Cộng tác viên Hợp phần Phật tạng toàn dịch đã được tổ chức với sự tham gia của đại diện Ban Chủ nhiệm Dự án và Ban Lãnh đạo Trung tâm, thành viên của hai đơn vị, các quý Thượng tọa, chư tôn đức Tăng Ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các dịch giả, các nhà khoa học.
Phát biểu tại Hội nghị, TS. Đinh Thanh Hiếu, Phó Trưởng ban Chủ nhiệm Dự án Kinh điển phương Đông đã giới thiệu về các hoạt động chuyên môn của Dự án và gửi lời cảm ơn tới Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Ban Lãnh đạo Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế nói riêng vì đã luôn đồng hành trong từng giai đoạn phát triển của Dự án.
ĐĐ.TS. Thích Quảng Lâm – Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Biên, phiên dịch tư liệu Phật giáo Quốc tế khẳng định Dự án Kinh điển phương Đông, Viện Trần Nhân Tông và Trung tâm đã là đối tác uy tín và mật thiết ngay từ khi Trung tâm mới thành lập và trên thực tế đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc dịch thuật kinh sách nhiều năm qua. Việc ký kết Biên bản ghi nhớ là nhằm phát triển việc hợp tác về các hoạt động chuyên môn có chiều sâu và rộng hơn nữa.
Trong nhiều mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án Kinh điển phương Đông và Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế, nhiệm vụ phiên dịch bộ Đại tạng kinh là nhiệm vụ đặc biệt, mang nhiều thách thức, không chỉ bởi số lượng kinh sách đồ sộ, mà còn vì tính khó và sâu rộng của toàn bộ nền tư tưởng Phật giáo. Mục tiêu của Hợp phần Phật tạng toàn dịch là xuất bản được những dịch phẩm vừa đảm bảo tính hàn lâm, khoa học, trung thành với tinh thần của Phật giáo, khắc phục những hạn chế của các bản dịch cũ; vừa dễ hiểu, phù hợp với độc giả phổ thông. Để đạt được mục tiêu đó, không thể không có sự tham gia tích cực của mạng lưới cộng tác viên hùng hậu khắp trong và ngoài nước. Đến thời điểm hiện tại Đội ngũ cộng tác viên dịch thuật tiêu biểu và đang thường xuyên tham gia hoạt động cùng Dự án và Trung tâm lên tới hơn 100 người. Ngoài ra còn hàng trăm các cộng tác viên khác bao gồm các chuyên gia tham gia giảng dạy, thẩm định, hiệu đính, biên tập và tham gia các hoạt động khác.
Trong phần thảo luận, Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề hợp tác đào tạo nguồn nhân lực kế cận có trình độ cao, am hiểu chuyên môn Phật học để luôn chuẩn bị sẵn sàng cho những mục tiêu định hướng phát triển lâu dài. Các ý kiến phát biểu nêu ra năm hướng triển khai đào tạo nguồn nhân lực: Cộng tác viên giới thiệu nguồn nhân lực từ bên ngoài; bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ; phát hiện, bồi dưỡng nguồn nhân lực tiềm năng thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn; đào tạo nguồn nhân lực dài hạn, chính quy từ cấp bậc Đại học; và nguồn nhân lực là học viên, nghiên cứu sinh đào tạo từ nước ngoài. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng đề cập đến vai trò của công đoạn biên tập xuất bản, đảm bảo tính thống nhất về quy cách, thể lệ cho tất cả các bản thảo trong toàn bộ chặng đường triển khai Hợp phần.
Hội nghị diễn ra với sự thảo luận sôi nổi và nhận được nhiều ý kiến đóng góp có chất lượng về chuyên môn của các cộng tác viên. Đây là nguồn động lực để Dự án và Trung tâm tiếp tục hoạt động hiệu quả hơn nữa trong tương lai.Tiếp nối chương trình, ngày 28/9 tại Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế, chùa Long Hưng, Đông Anh, Hà Nội đã diễn ra Lễ Ký kết Bản Ghi nhớ thoả thuận hợp tác Về việc triển khai dịch thuật Hợp phần Phật tạng toàn dịch.
Tham gia Lễ Ký kết có TT.TS. Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự, Trưởng ban Phật giáo quốc tế Trung ương GHPGVN; TT. Thích Thanh Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng ban Kinh tế tài chính Trung ương GHPGVN; cùng chư tôn đức trong Ban Lãnh đạo, cán bộ của Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế. Đại diện phía ĐHQGHN có sự tham dự của PGS.TS. Vũ Văn Tích, Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội. Đại diện phía Viện Trần Nhân Tông có sự tham dự của PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông; Chủ nhiệm Dự án Kinh điển phương Đông cùng toàn thể Ban Lãnh đạo, cán bộ của Viện Trần Nhân Tông và của Dự án. Về phía đơn vị tài trợ đồng hành có sự hiện diện của đại điện lãnh đạo Tập đoàn Vingroup; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Techcombank và Tập đoàn Sóng Thần.
Trước sự chứng kiến của các quý vị Hòa thượng, Thượng tọa, quý vị Lãnh đạo, quý vị đại biểu, dịch giả, các nhà khoa học, quý cộng tác viên, cùng các bậc thiện tri thức, đại diện phía Dự án – TS. Đinh Thanh Hiếu, Phó Trưởng ban Chủ nhiệm kiêm Hội đồng biên tập Dự án Kinh điển phương Đông và đại diện phía Trung tâm – ĐĐ.TS. Thích Quảng Lâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế, Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPGVN đã chính thức cùng Ký kết Bản Ghi nhớ thoả thuận hợp tác với các nội dung: Thành lập Ban Chỉ đạo và Hội đồng chuyên môn của Hợp phần Phật tạng toàn dịch; Xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai Hợp phần; Tổ chức tìm kiếm và quản lý nguồn kinh phí; Xây dựng Thể lệ Hợp phần; Phối hợp lựa chọn danh mục tác phẩm dịch thuật; Tổ chức thẩm định, phê duyệt, ký hợp đồng triển khai dịch thuật, đánh giá, nghiệm thu, hiệu đính, biên tập, xuất bản các tác phẩm thuộc danh mục của Hợp phần; Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu dịch giả, chuyên gia, cộng tác viên thực hiện Hợp phần; Phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện các nội dung và tổ chức hoạt động theo kế hoạch của Hợp phần. Bản Ghi nhớ thoả thuận hợp tác nhấn mạnh đến nguyên tắc đồng thuận, hợp tác trên tinh thần tự nguyện, thực hiện đúng vai trò của hai bên; đoàn kết, tôn trọng, tương trợ và cam kết thực hiện đúng các nội dung đã ký kết; cùng tạo ra cơ chế phối hợp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi bên; tùy theo khả năng, điều kiện, nguồn lực và nhu cầu để hợp tác thực hiện các chương trình, hoạt động cụ thể; đảm bảo tuân thủ theo quy định chung của pháp luật; theo cơ chế, quy định của hai bên.
Ngay sau nghi lễ Ký kết, Ban Chỉ đạo và Hội đồng chuyên môn Hợp phần đã ra mắt.Cùng ngày, tập thể cán bộ Viện Trần Nhân Tông nói chung và thành viên Dự án Kinh điển phương Đông nói riêng, cùng toàn thể khách quý đã tham gia lễ Chu niên mừng Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế tròn 04 năm hoạt động.