Danh mục giáo dục Công An, Quân đội đào tạo cấp IV trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ

Danh mục mã ngành mã nghề Danh sách các ngành nghề đào tạo cấp 4 trình độ Thạc sĩ. Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Ngành đào tạo là tập hợp những kiến thức, kỹ năng chuyên môn liên quan đến một lĩnh vực khoa học hay một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất định. Khối lượng kiến thức ngành trong mỗi chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phải đảm bảo tối thiểu 30 tín chỉ.092022ttbgddtpdf-đầu ra

1️⃣ Mã ngành đào tạo cấp IV – trình độ Thạc sĩ được xác định như thế nào?

Mã ngành là chuỗi số liên tục gồm bảy (07) chữ số, trong đó từ trái sang phải được quy định như sau: chữ số đầu tiên quy định mã trình độ đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học…); hai chữ số thứ hai và thứ ba quy định mã lĩnh vực đào tạo; hai chữ số thứ tư và thứ năm quy định mã nhóm ngành đào tạo; hai chữ số cuối quy định mã ngành đào tạo.

Ví dụ: 8860102

Giải thích nguyên tắc gán mã:

Chữ số đầu tiên: 8 là mã trình độ đào tạo Thạc sĩ => Xem thêm: Danh mục Giáo dục, Đào tạo cấp I

Chữ số thứ 2 và 3: 886 là mã lĩnh vực đào tạo AN NINH – QUỐC PHÒNG => Xem thêm: Danh mục Giáo dục, Đào tạo cấp II

Chữ số thứ 4 và 5: 88601 là mã nhóm ngành đào tạo AN NINH VÀ TRẬT TỰ XÃ HỘI => Xem thêm: Danh mục Giáo dục, Đào tạo cấp III

2 chữ số cuối cùng: 02 là mã ngành đào tạo Trinh sát cảnh sát

Như vậy,  8860102 là mã ngành Trinh sát cảnh sát

Danh sách các ngành nghề đào tạo cấp 4 trình độ Tiến sĩ. Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Ngành đào tạo là tập hợp những kiến thức, kỹ năng chuyên môn liên quan đến một lĩnh vực khoa học hay một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất định. Khối lượng kiến thức ngành trong mỗi chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phải đảm bảo tối thiểu 30 tín chỉ. Đối với các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, trừ một số học phần bổ sung, phần còn lại là kiến thức ngành và chuyên ngành.

1️⃣ Mã ngành đào tạo cấp IV – trình độ Tiến sĩ được xác định như thế nào?

Mã ngành là chuỗi số liên tục gồm bảy (07) chữ số, trong đó từ trái sang phải được quy định như sau: chữ số đầu tiên quy định mã trình độ đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học…); hai chữ số thứ hai và thứ ba quy định mã lĩnh vực đào tạo; hai chữ số thứ tư và thứ năm quy định mã nhóm ngành đào tạo; hai chữ số cuối quy định mã ngành đào tạo.

Ví dụ: 9860112

Giải thích nguyên tắc gán mã:

Chữ số đầu tiên: 9 là mã trình độ đào tạo Tiến sĩ => Xem thêm: Danh mục Giáo dục, Đào tạo cấp I

Chữ số thứ 2 và 3: 986 là mã lĩnh vực đào tạo AN NINH – QUỐC PHÒNG => Xem thêm: Danh mục Giáo dục, Đào tạo cấp II

Chữ số thứ 4 và 5: 98601 là mã nhóm ngành đào tạo AN NINH VÀ TRẬT TỰ XÃ HỘI => Xem thêm: Danh mục Giáo dục, Đào tạo cấp III

2 chữ số cuối cùng: 12 là mã ngành đào tạo Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân

Như vậy,  9860112 là mã ngành Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân

Trường Sĩ quan Chính trị, Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam; Trường Sĩ quan Chính trị đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới”.

Trung tướng, TS Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu); Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Hùng Oanh, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị đồng chủ trì hội thảo. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn mới

Trung tướng, TS Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu) phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Trung tướng, TS Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu), nhấn mạnh: Những năm qua, các học viện, nhà trường Quân đội đã coi việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đa số các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn mới.PGS, TS Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tham luận tại hội thảo.

Tham luận tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài Quân đội tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của công tác giáo dục và đào tạo, của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong xã hội nói chung, các nhà trường Quân đội nói riêng. Các đại biểu tập trung làm sáng tỏ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, kinh nghiệm xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội theo tinh thần Nghị quyết 86-NQ/ĐUQSTW, ngày 29-3-2007 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về giáo dục, đào tạo trong tình hình mới; Chiến lược giáo dục, đào tạo và Đề án xây dựng, kiện toàn đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội giai đoạn vừa qua. Đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của Quân đội trong giai đoạn mới.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn mới.Trung tướng, GS, TS Đồng Minh Tại, Thư ký Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học quân sự, nguyên Giám đốc Học viện Hậu cần phát biểu.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, các nhà khoa cho rằng, cần tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tình yêu nghề nghiệp; không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực, tài nghệ sư phạm; thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của đội ngũ nhà giáo. Cùng với đó, chú trọng phát triển lực lượng kế cận, kế tiếp vững chắc đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội…

Phát biểu kết luận hội thảo, Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Hùng Oanh, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị, cho biết, Ban tổ chức hội thảo đã nhận được hơn 200 bài tham luận của đội ngũ cán bộ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng, các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội. Các bài tham luận đã đánh giá khách quan, chính xác thực trạng số lượng, cơ cấu, chất lượng và rút ra những kinh nghiệm quý trong xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của Quân đội thời gian qua. Đồng thời thống nhất đề xuất một số phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của Quân đội trong giai đoạn mới.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn mới. Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Hùng Oanh phát biểu kết luận hội thảo.Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn mới.Các đại biểu tham dự hội thảo.

Kết quả của Hội thảo góp phần làm sâu sắc vị trí, vai trò, thành tựu, kinh nghiệm và đề xuất cơ sở lý luận, thực tiễn nhằm triển khai hiệu quả Đề án “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội giai đoạn 2023 – 2030 và những năm tiếp theo”, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của các học viện, nhà trường Quân đội trong giai đoạn mới.

https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/nha-truong-quan-doi/nang-cao-chat-luong-doi-ngu-nha-giao-trong-giai-doan-moi-756377

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *