Cả nước có 526 trung tâm GDNN-GDTX đang vận hành thế nào ?

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Giám đốc các Trung tâm giáo dục thường xuyên toàn quốc tại Trường Đại học Hà Nội.Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cùng đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ở các tỉnh, thành phố cùng giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên trên toàn quốc.

Luật Giáo dục 2019 quy định hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, giáo dục thường xuyên là một hệ thống cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân với hệ thống 19.391 cơ sở giáo dục thường xuyên gồm: Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Học tập cộng đồng và các Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên.

Trung tâm thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên gồm: Chương trình xóa mù chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Giáo dục thường xuyên hướng tới tạo ra hệ sinh thái giáo dục linh hoạt, bền vững và hiệu quả.Báo cáo tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hoàng Đức Minh cho biết: “Trong 3 năm gần đây, số lượng các trung tâm ổn định về quy mô và số lượng. Đặc biệt, đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên sau khi sáp nhập từ các trung tâm cấp huyện đến nay hoạt động đã từng bước đi vào ổn định.

Năm học 2023-2024, cả nước có 92 trung tâm giáo dục thường xuyên, 526 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; số phòng học và phòng chức năng tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên là 10.658; phòng thí nghiệm, thư viện, máy tính là 4.438. Về cơ bản, điều kiện cơ sở vật chất của các trung tâm đã đảm bảo tối thiểu cho việc dạy học các chương trình giáo dục thường xuyên”.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên Hoàng Đức Minh báo cáo tại hội nghị.Theo ông Hoàng Đức Minh, để thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên, trong năm học 2023-2024, cả nước đã huy động được 90.508 học viên tham gia học các lớp xoá mù chữ, tăng gần 2,8 lần số học viên so với năm học trước. Trong đó, số lượng học viên theo học là người dân tộc thiểu số chiếm 93,73%.

Cũng trong năm TRƯỚc{dangkytuyensinh.Edu}, số lượt người học tham gia các lớp chuyên đề phổ biến, cập nhật kiến thức, kỹ năng và các lớp bồi dưỡng thường xuyên khác tại trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên là 23.677.962 lượt người học (tăng 7.266.436 lượt người học so với năm học TRước {tuyen-sinh.vn}).

Các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên đã đáp ứng nhu cầu học tập, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho khoảng hơn 1.187.701 lượt người học.

Mặc dù Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm giáo dục thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập và phát triển nguồn nhân lực, nhưng vẫn còn một số hạn chế cần phải được khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm này.

“Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của giáo dục thường xuyên là do nhận thức của xã hội về giáo dục thường xuyên còn hạn chế, nguồn lực tài chính đầu tư cho quy mô phát triển trung tâm còn hạn hẹp, thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giáo dục thường xuyên, chương trình đào tạo chưa linh hoạt và chưa phù hợp với nhu cầu thị trường.

Đồng thời, cơ sở vật chất và trang thiết bị còn lạc hậu, đặc biệt là ở vùng nông thôn và miền núi, thiếu sự đổi mới và ứng dụng công nghệ trong giáo dục, công tác chỉ đạo trực tiếp tại các địa phương chưa có sự phân hóa đối với từng vùng miền.

Trong thời gian tới, các chính sách phát triển trung tâm cần tập trung vào việc tạo ra một hệ sinh thái giáo dục linh hoạt, bền vững, hiệu quả với sự kết hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Các giải pháp chính sách phải hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi đối tượng cũng như đảm bảo rằng các trung tâm có thể cung cấp những chương trình giáo dục và đào tạo phù hợp với nhu cầu thay đổi của xã hội và thị trường lao động”, ông Hoàng Đức Minh nhấn mạnh.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên.Cũng tại hội nghị, lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo cùng giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên đã trao đổi về kết quả quản lý, kinh nghiệm hoạt động, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị các giải pháp để khắc phục khó khăn, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục, đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi về những kinh nghiệm trong triển khai thực tiễn tại hội nghị.

Chia sẻ về những bài học kinh nghiệm để triển khai thực hiện công tác quản lý chất lượng hoạt động hiệu quả các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn, ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Trước tiên, chúng ta cần phải nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kịp thời hướng dẫn các trung tâm triển khai thực hiện đồng bộ, tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo tổ chức các chương trình giáo dục thường xuyên đúng quy định.

Thứ hai, cần tăng cường công tác phối hợp giữa ngành giáo dục thành phố với các địa phương trên địa bàn trong công tác quản lý các trung tâm, quan tâm đầu tư, cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng điều kiện tổ chức các chương trình giáo dục thường xuyên.

Thứ ba, tăng cường công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên; tổ chức các kỳ thi, hội thi cấp thành phố, tạo sân chơi riêng cho học viên giáo dục thường xuyên; cập nhật những phương pháp giảng dạy mới, góp phần xây dựng uy tín và thương hiệu, thúc đẩy các trung tâm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

Thứ tư, tăng cường công tác truyền thông giáo dục thường xuyên, chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức dạy và học”.

Bên cạnh đó, trao đổi thêm về công tác tự chủ đối với các trung tâm giáo dục thường xuyên, ông Hoàng Tiến Dũng – Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương cho biết, chính sách tự chủ tài chính đã mang lại những thay đổi quan trọng trong cách thức hoạt động tài chính của các trung tâm giáo dục thường xuyên như tăng cường tính chủ động trong quản lý, có quyền tự quyết định về các vấn đề tài chính, khuyến khích các trung tâm tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn thu nhập…

Ông Hoàng Tiến Dũng – Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương phát biểu tại hội nghị.

Theo ông Hoàng Tiến Dũng, tự chủ là cần thiết để giáo dục thường xuyên phát triển, vì vậy, cần hoàn thiện cơ chế chính sách và khung pháp lý để hỗ trợ các trung tâm giáo dục thường xuyên trong việc thực hiện tự chủ tài chính. Đồng thời, cần có chính sách đào tạo chuyên biệt về đội ngũ cung cấp cho hệ thống giáo dục thường xuyên để đảm bảo nguồn nhân lực về lâu dài cho hệ thống và sớm có chính sách thống nhất về quản lý và phân cấp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.

Điều chỉnh tâm thế, tư duy, cách làm để chuẩn bị cho đổi mới sắp tới.Tổng hợp các nhóm vấn đề lớn được quan tâm trao đổi và kiến nghị tại hội nghị như vai trò của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, quản trị mô hình giáo dục thường xuyên, chính sách, định biên giáo viên, mô hình quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, chuyên môn, học liệu số…Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận, tổng hợp giải đáp và tham mưu chính sách phù hợp trong thời gian tới.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội nghị.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định lại vai trò lịch sử của giáo dục thường xuyên trong quá khứ, đó là lịch sử dài, vẻ vang và có đóng góp to lớn cho đất nước; từ phong trào xoá mù chữ, bình dân học vụ ngay khi đất nước giành độc lập, tới hình thành các trường bổ túc văn hoá và sau đó là hệ thống giáo dục thường xuyên.

“Giáo dục thường xuyên giữ vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới, phát triển giáo dục, đào tạo và là một hợp phần cốt lõi, không thể thiếu trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc gia. Tuy nhiên, cần phải làm rõ hơn những thành tựu đổi mới mà giáo dục thường xuyên đã đạt được trong 10 năm qua, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Giáo dục thường xuyên đã vượt khó, đã nỗ lực, đã làm được nhiều việc nhưng thẳng thắn rằng sự đổi mới ở mảng giáo dục thường xuyên còn vừa phải và còn nhiều việc phải làm phía trước. Mục tiêu đặt ra là đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cho tương xứng với đổi mới của toàn ngành”, Bộ trưởng nhận định.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đã đến lúc có các khảo sát, đánh giá cần thiết về giáo dục thường xuyên và cuộc hội nghị này có tính chất đặt vấn đề để sau đó sẽ triển khai một chặng đường đổi mới với giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.Song song với việc đảm nhận vai trò “nòng cốt” trong nhiều nhiệm vụ trọng yếu, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng, giáo dục thường xuyên cần tích cực xóa mù chữ, ngăn ngừa tái mù ở người trưởng thành, đồng thời đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy học tập suốt đời và chuẩn bị nền tảng xây dựng cho Luật Học tập suốt đời.

Với chỉ đạo “Trung tâm giáo dục thường xuyên phải làm nòng cốt, chỗ dựa cho các trung tâm học tập cộng đồng”, Bộ trưởng định hướng những nhiệm vụ mới cho giáo dục thường xuyên, đó là chuẩn bị cho phong trào bình dân học vụ số, “xóa mù số”, phổ cập kỹ năng số; đồng thời phối hợp cùng toàn ngành giáo dục thực hiện theo Kết luận số 91 của Bộ Chính trị, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Với vai trò nòng cốt, giáo dục thường xuyên có rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới. Các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cần bám sát địa phương, nắm chắc chiến lược phát triển và nhu cầu nhân lực tại chỗ. Đồng thời, cần tổ chức các mô hình đào tạo đa dạng, linh hoạt và đẩy mạnh giáo dục cá thể hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học.

Rất mong các giám đốc trung tâm chủ động đề xuất chính sách, xây dựng mô hình mới và mạnh dạn thí điểm đổi mới. Giáo dục thường xuyên cần điều chỉnh tư duy, tâm thế và cách làm, sẵn sàng cho giai đoạn đổi mới sắp tới”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *