Tại Việt Nam, chỉ còn một số họa sĩ vẽ truyện tranh thật sự đam mê mới bám theo nghề. Số khác thì đi làm nghề khác nhưng hàng đêm vẫn lên các trang web truyện tranh giao lưu, kết bạn.
Nghề vẽ truyện tranh: liệu có kiếm sống được không?
Truyện tranh là kỳ công của cả một tập thể. Từ kịch bản phân trang, họa sĩ thể hiện phác thảo bằng chì thành những khung hình trên trang giấy nên được gọi là (Penciller). Sau đó, một họa sĩ khác đi nét chi tiết hơn bằng mực (inker). Và cuối cùng các họa sĩ khác sẽ tô màu (Colourist).Tổ Chức Team Building Cho Công Ty – Giải Pháp Gắn Kết Nhân Sự, Xây Dựng Văn Hóa Vững Mạnha
Cũng là họa sĩ truyện tranh nhưng mỗi người có những thế mạnh và sở thích riêng. Họa sĩ vẽ phác thảo thì giỏi về tư duy khung hình và bố cục. Còn Inker thì lại đi những nét “rồng bay phượng múa”. Trong khi đó, họa sĩ tô màu lại giỏi về thể hiện mảng miếng, phối màu và ánh sáng.
Ngày nay, phần mềm máy vi tính chuyên dụng đã thay thế cho bút chì, mực và màu. Tuy nhiên, một số họa sĩ thuộc thế hệ trước vẫn thích vẽ bằng tay. Theo họ, nó có hồn hơn là phần mềm.
Vũ Duy Trung, hoạ sĩ truyện tranh cho biết: “Những công cụ hỗ trợ phần mềm hiện nay có rất nhiều tiện ích. Nó giúp thể hiện đa dạng và quan trọng hơn là có thể lưu trữ được”
Hiện nay ở Việt Nam chưa có các khóa chuyên ngành về vẽ truyện tranh, hoạt hình. Các họa sĩ truyện tranh thường tốt nghiệp khoa mỹ thuật. Sau đó họ chuyển sang truyện tranh vì những đam mê từ thuở nhỏ. Một số trường cũng tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn nhưng hầu hết là những khóa do các công ty gia công phim hoạt hình tổ chức nhằm tìm kiếm nhân lực riêng cho họ.
Trên thị trường, truyện tranh manga (Nhật) được nhiều người yêu chuộng. Ở Việt Nam đang có tham vọng tạo ra một manga phong cách Việt (Manvi). Ở các thị trường khác như Mỹ, Châu Âu; manga cũng có một ảnh hưởng nhất định. Thế nhưng các lối thể hiện khác như comic Mỹ vẫn chiếm chủ đạo.
Duy Trung cho biết thêm: “Ở Việt Nam, comic Mỹ hầu như vắng bóng vì các hãng truyện tranh lớn như Marvel, DC Comics vẫn xem đây là thị trường nhỏ, sẽ không kiếm được bao nhiêu”
Nghề vẽ truyện tranh: liệu có kiếm sống được không?, Có thể sống được với nghề?
Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật truyện tranh vẫn còn đất sống mặc dù phải cạnh tranh với TV (annimation), internet (Webcomic) và điện thoại di động (mobile comic). Những nước như Ấn Độ, Trung Quốc gần đây đã xác định truyện tranh/hoạt hình là một ngành kinh tế mũi nhọn với một kế hoạch mang tính quốc gia – không chỉ nhắm đến thị trường trong nước mà còn có tham vọng “bành trướng văn hoá”.
Còn ở ta, truyện tranh vẫn còn rất khiêm tốn do thị trường nhỏ, giá bán thấp. Vì thế, các nhà xuất bản có khuynh hướng mua bản bản quyền về rồi in – vừa rẻ và vừa ít rủi ro. Một số khác thì in lậu. Nên không có gì là khó hiểu khi thị trường đầy rẫy những tập truyện tranh nước ngoài.Tổ Chức Team Building Tại Serena Kim Bôi Hòa Bình Resort: Together We Can
Nghề vẽ truyện tranh: liệu có kiếm sống được không?
Vì lẽ đó, chỉ còn một số họa sĩ truyện tranh thật sự đam mê mới bám theo nghề. Số khác thì đi làm nghề khác nhưng hàng đêm vẫn lên các trang web truyện tranh giao lưu, kết bạn. Nick Comiclover cho biết: “Mình cứ phải sống 2 thế giới. Ban ngày thì đi làm thiết kế quảng cáo. Còn về nhà thì tiếp tục vẽ truyện tranh. Cũng chẳng để làm gì, nhưng sợ bỏ lâu nó quên. Hy vọng một ngày nào đó, mình có thể sống trọn với niềm đam mê này”.
Một số công ty khác như McKids xác định truyện tranh là một công cụ để quảng bá cho nhân vật, hơn là kinh doanh truyện tranh thuần túy. Công ty đi theo hướng phát triển nhân vật để nhượng quyền. Họ chấp nhận đầu tư lâu dài từ kịch bản cho vẽ, in ấn, phát hành.
Hiện McKids đang xây dựng nhân vật Cảnh sát trưởng tí hon (CSTTH), thông qua tập truyện định kỳ hàng tháng cùng hợp tác với Nhà xuất bản Trẻ. Đến nay, đã có 5 tập truyện, kể về cậu bé tên Bim thông minh, nhanh nhẹn và thích điều tra. Tổ Chức Team Building Tại Thảo Viên Resort: Nâng Tầm Thương Hiệu
Nghề vẽ truyện tranh: liệu có kiếm sống được không?
Thách thức cho những công ty xây dựng nhân vật là phải làm cho nhân vật “sống” và được yêu thích. “Kịch bản hấp dẫn luôn là nỗi ám ảnh. Chúng tôi thường dành nguyên 1 ngày thảo luận tìm ý tưởng cho một cụm 2-3 tập, để dự trữ.” Anh Nguyễn Phương Thụy, Trưởng nhóm McKids cho biết. “Chuyện vẽ thì không là vấn đề lớn. Chúng tôi có một đội ngũ 6 họa sĩ tốt nghiệp đại học Mỹ thuật và yêu thích vẽ truyện tranh”
Không đi theo trào lưu manga, truyện tranh của McKids ảnh hưởng của lối comic Mỹ. Anh Thụy cho biết thêm. “Hiện nay, nhân vật CSTTH bắt đầu được các bạn nhí ham thích vì nó không chỉ gần gũi mà còn khuyến khích trí tưởng tượng và khám phá. Hiện chúng tôi đang thảo luận với một số đối tác để nhượng quyền nhân vật!”
Theo Vitaku