Hội nhập Quốc tế CCT liên kết đào tạo với các đối tác của HÀN QUỐC

Dưới đây là danh sách các chương trình liên kết đào tạo quốc tế (đang hoạt động) giữa các cơ sở đào tạo của Việt Nam với các đối tác tại Hàn Quốc:

TT Cơ sở giáo dụcViệt Nam Đối tácnước ngoài Văn băng Chuyên ngànhđào tạo
1 Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh Trường Đại học Seokyeong Đại học Khoa học máy tính
Xây dựng và kiến trúc công trình
2 Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh Trường Đại học Tongmyong Đại học Quản lý cảng và Logistic
3 Trường Đại học Hồng Đức Trường Đại học Soongsil Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
4 Trường Đại học Kinh tế quốc dân Trường Đại học Dongseo Đại học Quản trị kinh doanh
5 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐHTN Trường Đại học Quốc gia Kyungpook Đại học Kỹ thuật điện, điện tử
6 Trường Đại học Ngoại thương Trường Kinh doanh Quốc tế SolBridge Đại học Quản trị kinh doanh

Hội nghị Quan chức cấp cao của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) lần thứ 47 đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan. Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, do ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, làm trưởng đoàn, đã tham dự hội nghị và góp phần vào các nội dung thảo luận quan trọng của sự kiện này.

>> [DANGKYTUYENSINH.EDU] HƯỚNG DẪN KIỂM TRA KẾT QUẢ VISA MỚI NHẤT

>> Tuyển Dụng Kỹ Sư Đi Hàn Visa E7 – Đơn Thợ Sơn Tàu Thủy

>> Visa E8 Hàn Quốc – Visa Lao Động Thời Vụ Ở Hàn Quốc

>> LỊCH CẤP PHÉP EPS TOPIK: Tin Mới Nhất Lịch Cấp Phép EPS

>> Những hiểu biết về visa D2-6 cho du học sinh quốc tế

>> Visa D2-1 Hàn Quốc – Những điều cần biết về visa D2-1

Hội nghị Quan chức cấp cao của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) lần thứ 47 Việt Nam nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch SEAMEO nhiệm kỳ 2025-2026

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý tại hội nghị lần này là việc Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch SEAMEO nhiệm kỳ 2025-2026 và sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch của tổ chức trong giai đoạn 2027-2028.>> Hệ thống Du học & Việc làm quốc tế Hàn, Úc, Đức, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore là trung tâm tư vấn du học áp dụng phương pháp khảo sát năng lực tư duy toàn diện, cá nhân hoá lộ trình du học để cung cấp các khóa đào tạo phù hợp giúp học viên du học thành công. Đồng thời vạch sẵn định hướng phát triển nghề nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn cho học viên

Việc đảm nhận vai trò này không chỉ là cơ hội để Việt Nam đóng góp sâu rộng hơn vào các sáng kiến của SEAMEO mà còn tạo điều kiện để giáo dục Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế, từ đó giúp nâng cao chất lượng và phát triển giáo dục trong nước.

Hơn 50 nội dung quan trọng được thông qua Hội nghị Quan chức cấp cao SEAMEO lần thứ 47 tập trung thảo luận các chiến lược và giải pháp nhằm giải quyết những thách thức chung mà các hệ thống giáo dục trong khu vực cùng quan tâm. Hơn 50 nội dung quan trọng đã được thông qua tại hội nghị, bao gồm: 

Chiến lược hoạt động 5 năm của 26 trung tâm trực thuộc SEAMEO, định hướng các hoạt động trong giai đoạn tới.

Các dự án và chương trình hợp tác trong khu vực, chú trọng vào những lĩnh vực như: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ số trong giáo dục để cải thiện phương pháp dạy và học; Đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục; Giáo dục về biến đổi khí hậu nhằm nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về phát triển bền vững; Đánh giá năng lực học sinh phổ thông, cải thiện chất lượng giáo dục; Tăng cường giáo dục cho trẻ em gái trong khu vực Đông Nam Á.

Đẩy mạnh hợp tác với các đối tác quốc tế, bao gồm các quốc gia thành viên liên kết như Vương Quốc Anh, Úc,  và các tổ chức giáo dục như Hội đồng Anh, UNESCO, APCEIU.

Trưởng các phái đoàn chụp ảnh kỉ niệm Việt Nam chia sẻ về chính sách đối với nhà giáo

Trong bài phát biểu tại hội nghị, trưởng đoàn Việt Nam đã chia sẻ những bước tiến mới trong chính sách giáo dục của Việt Nam, đặc biệt là các biện pháp nhằm hỗ trợ, bảo vệ và phát triển đội ngũ nhà giáo, cụ thể nhấn mạnh  việc Việt Nam hiện đang nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo, một chính sách toàn diện hướng đến việc phát triển đội ngũ nhà giáo.

ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế SEAMEO và vai trò thúc đẩy hợp tác khu vực

SEAMEO, viết tắt của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á, được thành lập năm 1965 với mục tiêu thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa tại khu vực. Tính đến nay, tổ chức này gồm: >>> Phòng Xử lý Hồ Sơ XUẤT KHẨU HÀN QUỐC CÙNG CHUYÊN GIA

11 quốc gia thành viên chính thức, bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Timor-Leste và Việt Nam (gia nhập năm 1992).9 quốc gia thành viên liên kết, như Úc, Canada, Pháp, Đức, New Zealand, Vương quốc Anh.8 tổ chức liên kết quốc tế, trong đó có UNESCO.

Cam kết của Việt Nam >>> Phòng Xử lý Hồ Sơ DU HỌC Han Quốc CÙNG CHUYÊN GIA

Nhận nhiệm vụ mới, Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp tích cực vào các chương trình hợp tác của SEAMEO, thúc đẩy sáng kiến giáo dục mang tính chiến lược, đặc biệt trong các lĩnh vực đổi mới giáo dục và phát triển bền vững. Đây không chỉ là cơ hội để nâng tầm giáo dục Việt Nam mà còn góp phần vào sự phát triển chung của giáo dục khu vực Đông Nam Á.

Nguồn: Cục Hợp tác Quốc tế

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *