Đăng ký học Vừa làm vừa học Con đường ‘xuất ngoại’ hiệu quả

Du học thông qua hình thức vừa làm vừa học sẽ trở thành hướng đi mới cho học sinh tốt nghiệp THPT.Sinh viên chương trình đại học vừa làm vừa học đang học tập tại doanh nghiệp.Theo TS Trần Đình Nam – Phó viện trưởng Phụ trách Viện Kinh tế Bưu điện (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), những năm gần đây, học sinh tốt nghiệp THPT nổi lên hai xu hướng lựa chọn là: du học và xuất khẩu lao động.Sinh viên chương trình đại học vừa làm vừa học đang học tập tại doanh nghiệp.

Hai xu hướng này có từ lâu nhưng gia tăng mạnh trong vài năm trở lại đây. Với những gia đình có điều kiện kinh tế, việc định hướng cho con đi du học sau khi tốt nghiệp THPT không có nhiều trở ngại. Nhưng với những gia đình không đủ điều kiện kinh tế sẽ là trở ngại lớn.

Mặt khác, học sinh và phụ huynh nhận ra rằng, học đại học không phải con đường duy nhất, cũng không phải lựa chọn thích hợp cho tất cả mọi người.Trước đây, du học là khái niệm xa vời, rất ít học sinh tốt nghiệp THPT có thể du học ngay. Những trường hợp như vậy đều là học sinh trường chuyên và xuất thân từ gia đình có tích lũy cả về tri thức và kinh tế.

Cùng với sự phát triển của công nghệ và xu thế hội nhập – toàn cầu hóa, du học trở nên phổ biến hơn, rất nhiều học sinh có thể tiếp cận. Bên cạnh đó, con đường xuất khẩu lao động, hoặc vừa du học vừa làm việc ở nước ngoài dần trở thành lựa chọn phù hợp.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu về công nghệ cũng không nằm ngoài xu hướng hợp tác, đào tạo quốc tế và định hướng con đường “xuất ngoại” cho sinh viên.>> Hội nhập Quốc tế CCT liên kết đào tạo với các đối tác của TRUNG QUỐC

10 năm trở lại đây, Học viện đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác liên kết đào tạo với các trường đại học danh tiếng và các tập đoàn lớn trên thế giới. Đối với chương trình đại học vừa làm vừa học, Học viện đã tạo dựng nhiều hướng tiên phong. 2 năm trở lại đây, Viện Kinh tế Bưu điện tìm được mô hình hợp tác liên kết đào tạo linh hoạt, phù hợp với nhiều học sinh, sinh viên.

Trước hết là mô hình đào tạo liên kết “2 + 2” và “1 + 3”. Theo mô hình này, sinh viên được đào tạo theo chương trình vừa làm vừa học tại Việt Nam từ một đến hai năm.

Trong thời gian này, sinh viên được đào tạo ngoại ngữ miễn phí và cần đạt yêu cầu tối thiểu về ngôn ngữ để được chuyển tiếp học tại nước ngoài trong hai đến ba năm còn lại. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được nhận bằng đại học nước ngoài, cùng với đó là cơ hội làm việc tại công ty nước ngoài sau khi tốt nghiệp.

Mô hình mới được tạo dựng khác là: xuất khẩu lao động theo dạng vừa làm vừa học. Trong mô hình này, các doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt. Theo đó, học sinh tốt nghiệp THPT, đặc biệt là các lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy ở Việt Nam sẽ được đào tạo ngoại ngữ và học tập ngay trong lúc làm việc.

Sau khi đủ điều kiện tiên quyết về ngoại ngữ và kiến thức cơ bản, sinh viên sẽ được chuyển tiếp vừa làm việc, vừa học tập ở nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên vẫn làm việc cho công ty với những chế độ đãi ngộ tốt hơn. >>> Hội nhập Quốc tế CCT liên kết đào tạo với các đối tác của HÀN QUỐC

TS Trần Đình Nam – Phó viện trưởng Phụ trách Viện Kinh tế Bưu điện.Từ thực tế, TS Trần Đình Nam cho biết, theo đuổi các hình thức này, học sinh không nhất thiết phải có trình độ ngoại ngữ và văn hóa ngay từ đầu, cũng không cần bỏ ra chi phí quá lớn. Đổi lại, các em cần phải có sự quyết tâm cao và sẵn sàng chịu đựng gian khổ.

Vừa học tập trong khi vẫn hoàn thành công việc của công ty là không hề dễ dàng. Các chương trình này kéo dài đến bốn năm, tương đương với thời gian học đại học chính quy, nếu sinh viên bỏ giữa chừng sẽ mất rất nhiều cơ hội khác.  >>Đăng ký chương trình EPS đi làm việc tại Hàn Quốc theo hợp đồng lao động

TS Trần Đình Nam giải thích, cả hai chương trình đào tạo trên tuy khác nhau về đối tượng, nhưng đều áp dụng chuẩn đào tạo của đại học chính quy. Sinh viên nếu không chuyển tiếp đào tạo nước ngoài sẽ được cấp bằng đại học theo chuẩn ban hành của Bộ GD&ĐT.

So với chương trình chính quy, các chương trình đào tạo này linh hoạt hơn về thời gian và gắn với đào tạo tác nghiệp. Hiện nay, chương trình này đã sẵn có ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử viễn thông, kế toán và quản trị kinh doanh. Viện kinh tế dự định sẽ mở rộng thêm cho những ngành học phù hợp nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, học đại học chính quy không còn là lựa chọn duy nhất cho tất cả mọi học sinh. Các bạn trẻ hoàn toàn có thể tạo dựng thu nhập và tìm kiếm cơ hội học tập làm việc ở nước ngoài ngay khi còn trên ghế nhà trường.Bồi dưỡng Giáo viên tốt nghiệp lớp đào tạo tiếng Hàn Quốc tại Điện Biên

Có thể thấy, mô hình đào tạo đại học kết hợp với “xuất ngoại ” làm việc của Viện Kinh tế Bưu điện (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) có nhiều ưu điểm, đáp ứng tốt nhu cầu học tập tích lũy kiến thức bằng cấp, nhưng vẫn đảm bảo bài toán thu nhập của lao động trẻ ngày nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *