Đăng ký học CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ/PHÁP LÝ

(DangkyTuyensinh.Edu.vn) – Hầu hết những doanh nghiệp hiện nay đều có một bộ phận chuyên trách về mặt pháp lý – ta vẫn biết đến với cái tên Luật sự. Vị trí Chuyên viên pháp chế pháp chế cũng có một nhiệm vụ tương tự, nhưng họ có khối lượng công việc lớn hơn, và thường họ được làm việc trong những công ty về mảng tài chính, chứng khoán là chủ yếu.

Giới thiệu chung TỔ CHỨC KHÓA HỌC “CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ/PHÁP LÝ” LINH HOẠT THEO CHUYÊN ĐỀ

Chuyên viên pháp chế là người đại diện của công ty/tổ chức đó về mặt pháp luật và giúp nơi này hoàn thiện những thủ tục giấy tờ khác có liên quan (Các thủ tục về đầu tư, giải phóng mặt bằng và các thủ tục có liên quan để xin cấp phép cho một số hạng mục,…). Đôi khi, Chuyên viên pháp lý còn thay mặt Luật sư chuẩn bị những thủ tục có liên quan để tiến hành các hoạt động tố tụng khi sảy ra tranh chấp.

Chân dung CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ/PHÁP LÝ – Công việc của Chuyên viên pháp lý/pháp chế

Luật sư  Chuyên viên pháp chế
Luật sư có thể làm rất nhiều loại nghề nghiệp trong lĩnh vực như: Chuyên viên pháp chế, Cố vấn pháp lý, Điều hành hãng Luật, Công chứng viên (nếu đủ điều kiện), Quản tài viên, … Chuyên viên pháp chế là một trong các lựa chọn nghề nghiệp của Luật sư và không bị giới hạn về điều kiện pháp lý để hành nghề. Thậm chí, người không tốt nghiệp cử nhân ngành luật cũng có thể trở thành Chuyên viên pháp chế nếu có các hiểu biết, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết!
Luật sư cung cấp dịch vụ và hưởng thù lao theo vụ việc hoặc phí dịch vụ thường xuyên theo tháng trong thời hạn Hợp đồng dịch vụ Chuyên viên pháp chế làm việc theo hợp đồng lao động và hưởng lương hàng tháng, có thể nhận được các khoản thưởng theo KPIs hoặc hiệu suất làm việc theo Chính sách của Doanh nghiệp nơi làm việc.
Một luật sư có nhiều hơn một khách hàng/thân chủ. Vì vậy, thời gian của họ với khách hàng của họ bị phân chia và họ sẽ không có mặt khi bạn cần nếu họ ở cùng khách hàng khác của họ. Cần phải đặt hẹn! Một Doanh nghiệp có Pháp chế sẽ ổn định hơn có một Luật sư riêng vì Pháp chế chỉ làm cho 1 Doanh nghiệp tại một thời điểm.
Luật sư không chỉ giúp khách hàng các vấn đề pháp lý, Luật sư còn giúp khách hàng phát triển kinh doanh. Pháp chế chỉ giúp Doanh nghiệp giải quyết vấn đề pháp lý. Pháp chế không tham gia hoặc giúp Doanh nghiệp phát triển kinh doanh ở bất cứ hình thức nào.
Luật sư có thể làm việc trong nhiều ngành luật khác nhau và có năng lực chuyên môn đa dạng. Do làm việc trong một môi trường Doanh nghiệp duy nhất, nên Pháp chế thường chỉ tốt năng lực chuyên môn ở một số lĩnh vực cụ thể.
Luật sư có thể thay đổi công việc của mình rất nhanh. Pháp chế khó thay đổi công việc do giới hạn bởi Hợp đồng lao động và cơ hội công việc theo lĩnh vực kinh nghiệm.
Luật sư có mối quan hệ rộng và đa dạng không chỉ trong lĩnh vực pháp lý, bởi việc tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau trong cùng thời điểm. Pháp chế có mối quan hệ không rộng và đa dạng như Luật sư do giới hạn về môi trường và lĩnh vực làm việc trong cùng thời điểm.
Luật sư có khả năng tự động hóa công việc và tư do về thời gian và tài chính dễ dàng. Pháp chế khó có thể tự do về thời gian và tài chính, cho đến khi đã đạt cấp bậc đủ lớn, và có tham gia đầu tư lĩnh vực khác ngoài công việc họ làm.

Thực hiện các tác nghiệp tư vấn, hỗ trợ, phối hợp trong quá trình xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh.Quan hệ, làm việc với các ban ngành, các cơ quan Nhà nước thực hiện các hoạt động có liên quan

Trực tiếp soạn thảo, tham gia soạn thảo các dự thảo Hợp đồng của Công ty.Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.Tư vấn, giải quyết các vấn đề khác liên quan đến pháp lý có phát sinh trong quá trình hoạt động, kinh doanh của Công ty.Hướng dẫn, kiểm soát, thực hiện hoạt động cung cấp thông tin của công ty cho các cơ quan pháp luật hoặc cung cấp cho bên thứ ba.Cảnh báo rủi ro pháp lý, phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật cho các bộ phận cần thiết …

Môi trường công việc –Là một người t hực thi pháp luật, đương nhiên Chuyên viên pháp chế phải đối mặt thường xuyên với các thủ tục giấy tờ hợp pháp của Nhà nước. Kiểm soát các hoạt động trong và ngoài nhằm đảm bảo cho công ty hoạt động trơn tru nên đòi hỏi sự đề cao cảnh giác với những chiêu trò của đối tác không lành mạnh. Chịu áp lực với ban lãnh đạo về tiến trình của công việc, đảm bảo sự chính xác, minh bạch trong các thủ tục hành chính… cũng là một áp lực không nhỏ. Tuy nhiên, một khi đã vững luật pháp, Chuyên viên pháp chế có thể linh hoạt trong cách xử lý của mình và cai quản công ty rất tốt.

Những tố chất cần thiết Ngoài việc tốt nghiệp chuyên ngành Luật, Hành chính, am hiểu pháp luật, kinh nghiệm lâu năm, để trở thành một Chuyên viên pháp chế giỏi, bạn cần có những tốt chất kèm theo:-Tính cẩn thận, chính xác, chi tiết trong xử lý công việc.Có kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm, thuyết trình và soạn thảo văn bản tốt.Có khả năng đàm phán, thuyết trình, thiết lập các mối quan hệ.Trung thực, trách nhiệm và chuyên nghiệp.Có khả năng thích ứng và chịu áp lực cao…Triển vọng nghề nghiệp-Cơ hội việc làm của Chuyên viên pháp lý và Chuyên viên pháp chế

Chuyên viên pháp chế và chuyên viên pháp lý là hai vị trí có cơ hội việc làm rộng mở trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.Cụ thể:– Chuyên viên pháp chế có thể làm việc trong các vị trí sau:

+ Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp: Chuyên viên pháp chế tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, như: thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp,…

+ Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật: Chuyên viên pháp chế hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực thi các quy định pháp luật về kinh doanh, như: thuế, lao động, bảo hiểm,…

+ Soạn thảo các văn bản pháp lý về kinh tế: Chuyên viên pháp chế soạn thảo các văn bản pháp lý về kinh tế, như: hợp đồng, quy chế, điều lệ,…+ Thực hiện các thủ tục hành chính về kinh tế: Chuyên viên pháp chế thực hiện các thủ tục hành chính về kinh tế, như: cấp phép kinh doanh, đăng ký đầu tư,…

– Chuyên viên pháp lý có thể làm việc trong các vị trí sau:+ Tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức: Chuyên viên pháp lý tư vấn cho cá nhân, tổ chức về các vấn đề pháp lý trong các lĩnh vực khác nhau, như: dân sự, kinh tế, hành chính, hình sự,…

+ Giải quyết các tranh chấp pháp lý: Chuyên viên pháp lý giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các cá nhân, tổ chức với nhau hoặc giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước.+ Soạn thảo các văn bản pháp lý: Chuyên viên pháp lý soạn thảo các văn bản pháp lý trong các lĩnh vực khác nhau.+ Thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật: Chuyên viên pháp lý thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

Ngoài am hiểu pháp luật, khả năng giải quyết vấn đề tốt, một mặt vị trí Chuyên viên pháp lý tỉ lệ thuận với tốc độ hình thành của các doanh nghiệp nên những sinh viên ra trường không phải có tìm việc. Chế độ đãi ngộ cao và công việc ổn định là ưu điểm của nghề này. Mặt khác, đây cũng là vị trí giúp bạn có rất nhiều các mối quan hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước và dễ lấy được nhiều thiện cảm từ phía ban lãnh đạo, điều này tạo cơ hội cho bạn trong tương lai nếu muốn chuyển sang kinh doanh hay thực hiện những công táo bạo mới việc mới.Mục tiêu chính của Chuyên viên pháp lý/pháp chế.Thủ tục giấy tờ và pháp lý.Đảm bảo công ty hoạt động theo đúng pháp luật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *