Tuyển sinh Nhập học: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD – ĐT.

Khắc phục bất cập, hướng tới quyền lợi của người học.Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh mục tiêu quan trọng của dự thảo là khắc phục những bất cập trong công tác tuyển sinh, đồng thời đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho tất cả thí sinh. Ông khẳng định, trong bối cảnh xã hội thay đổi nhanh chóng, việc đổi mới quy chế tuyển sinh là điều tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hệ thống giáo dục, đặc biệt là trong giai đoạn các trường được trao quyền tự chủ.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho biết, những năm qua, Bộ GD – ĐT luôn lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, nhà quản lý và các thầy cô trực tiếp tham gia công tác đào tạo để từng bước hoàn thiện các quy định. Dự thảo lần này được xây dựng trên tinh thần cầu thị, với mục tiêu tối ưu hóa quá trình tuyển sinh, giảm thiểu bất cập, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các cơ sở đào tạo.

Những nội dung nổi bật trong dự thảo.Một trong những điểm sửa đổi quan trọng là quy định về hạn mức xét tuyển sớm. Theo đó, các cơ sở đào tạo được quyền xét tuyển sớm nhưng không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu của từng ngành hoặc nhóm ngành. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng mất cân đối trong xét tuyển, đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức tuyển sinh.

Ngoài ra, điểm xét tuyển và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển khác nhau sẽ được quy đổi về cùng một thang điểm chung, đảm bảo sự minh bạch và thống nhất. “Đây là thước đo công bằng cần thiết giữa các thí sinh, mặc dù quá trình quy đổi không đơn giản”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.

Một nội dung khác cũng được các đại biểu quan tâm là việc xét tuyển dựa trên học bạ. Dự thảo quy định nếu sử dụng học bạ, các trường phải xem xét kết quả học tập cả năm lớp 12, thay vì chỉ tính 5 học kỳ đầu ở bậc THPT. Điều này nhằm đảm bảo thí sinh học tập đồng đều, không chủ quan với các môn học trong học kỳ cuối.

Đặc biệt, dự thảo khuyến nghị các trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực cần công bố sớm điểm thi lên hệ thống chung. Điều này sẽ giúp các trường và thí sinh thuận lợi hơn trong quá trình đăng ký và xét tuyển.>>Danh sách các trường Đại học khu vực miền Bắc

Đặt lợi ích của thí sinh lên hàng đầu.Tại Tọa đàm, các chuyên gia và lãnh đạo các cơ sở giáo dục bày tỏ sự đồng thuận cao với dự thảo. Họ cho rằng, những điều chỉnh lần này không chỉ tháo gỡ vướng mắc hiện tại mà còn giúp hệ thống tuyển sinh vận hành hiệu quả hơn trong bối cảnh tự chủ giáo dục.

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng kiến nghị cần chú trọng hơn vào hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh. Việc đồng bộ dữ liệu, giảm tải cho hệ thống là yếu tố then chốt để tránh xảy ra các sự cố không đáng có trong mùa tuyển sinh cao điểm.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy, những ý kiến đóng góp tại buổi tọa đàm sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu tối đa để hoàn thiện dự thảo. “Mục tiêu của chúng tôi là đặt lợi ích của thí sinh lên hàng đầu, đồng thời đảm bảo công bằng, minh bạch trong xét tuyển và nâng cao chất lượng đào tạo”, bà Thủy khẳng định.

Khẩn trương rà soát, ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho khối ngành công nghệ thông tin.Cũng trong Hội thảo, ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã trình bày một số nội dung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ số trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chuyển đổi số, theo ông Dũng, đã có nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng liên quan đến đào tạo nhân lực chuyển đổi số đối với các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.>>> Danh sách các trường Đại học khu vực miền Trung & Tây Nguyên

Ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) trình bày báo cáo tại Hội thảo.Gần đây nhất, chúng ta đặc biệt quan tâm Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cùng với đó trong các văn kiện của đại hội Đảng cũng đề cao, nhấn mạnh về vai trò của chuyển đổi số.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã có Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.Đây là những căn cứ quan trọng để toàn ngành giáo dục tổ chức triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi số, then chốt phục vụ cho việc phát triển bền vững kinh tế – xã hội cho đất nước. Đồng thời, đòi hỏi chúng ta nghiên cứu những mô hình mới, trong đó có mô hình đại học số là cần quan tâm, triển khai trong thời gian tới.

Hiện nay, lĩnh vực Công nghệ thông tin (ICT) đã nhận được sự quan tâm của lượng lớn các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước tham gia và đào tạo. Cụ thể, có tổng số 1.070 ngành đào tạo trình độ đại học tại 174 cơ sở; tổng số 135 lượt ngành đào tạo trình độ thạc sỹ tại 72 cơ sở và có tổng số 63 lượt ngành đào tạo trình độ tiến sĩ tại 34 cơ sở đào tạo.

Năm 2024, chúng ta có hơn 180.573 sinh viên xác nhận nhập học các ngành STEM. Đặc biệt, có gần 50.000 thí sinh xác nhận đã nhập học nhóm ngành ICT (bao gồm cả các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến). Trong đó có 256.675 sinh viên nhập học trình độ đại học; 4.562 học viên đối với chương trình đào tạo thạc sỹ và 509 nghiên cứu sinh.Chuyển đổi số không đơn thuần là đưa bài giảng dạy trực tiếp lên môi trường mạng

Có thể nói, đây là một con số khổng lồ về số lượng nhân lực ICT mà nước ta đang đào tạo. Đồng thời, đây cũng là một nền tảng quan trọng để chúng ta đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, mặt bằng như vậy cũng mang lại những thách thức.

Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các bên có liên quan để khẩn trương rà soát, ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho khối ngành công nghệ thông tin. Qua đó, tạo ra nền tảng chung về yêu cầu, chất lượng cho hệ thống các cơ sở giáo dục đại học đối với lĩnh vực này.

Hơn nữa, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến khích các cơ sở đào tạo triển khai chương trình đào tạo tài năng đối với lĩnh vực ICT. Tuy nhiên, mô hình chưa được thực sự nhân rộng.Hiện nay, Bộ đang hoàn thiện Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao. Trong đó có các chính sách liên quan đến hỗ trợ người học, hỗ trợ giảng viên, các cơ sở đào tạo trong vấn đề thu hút nhân tài, người giỏi vào học các lĩnh vực STEM, các lĩnh vực khoa học kỹ thuật trọng điểm của đất nước trong tương lai. Hành lang quan trọng để thúc đẩy việc đào tạo cho lĩnh vực ICT nói riêng và STEM nói chung.

Bộ cũng tăng cường quan tâm, đầu tư, nâng cấp hiện đại hóa cơ sở vật chất với quan điểm là đầu tư trọng tâm, trọng điểm. Trong dự thảo quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học đang hoàn thiện, bên cạnh phát triển mạng lưới các đại học quốc gia, đại học vùng, dự thảo cũng nêu rõ việc phát triển mạng lưới các trường trọng điểm về kỹ thuật và công nghệ, lựa chọn các trường thực sự tiềm năng để thực sự hấp thụ tốt nguồn lực đầu tư của nhà nước trên nền tảng kinh nghiệm, uy tín, khả năng đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thế giới. Những cơ sở này có nguồn lực để tiếp nhận những hỗ trợ, thể hiện vai trò dẫn dắt hệ thống giáo dục đại học đất nước….

Mặt khác, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang rất nỗ lực mời gọi các tổ chức quốc tế với những thảo luận rất cụ thể để hỗ trợ, hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học của nước ta trong vấn đề nghiên cứu, tổ chức các khóa AI cho giảng viên, sinh viên. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng mạng lưới chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài nhằm khai thác các nguồn lực phục vụ cho công tác chuyển đổi số.

Do vậy, các cơ sở giáo dục đại học cần đẩy mạnh hơn nữa quyền tự chủ của mình trong vấn đề hợp tác quốc tế để thực hiện được những giải pháp trên.Được biết, Cục Công nghệ thông tin đang đến khâu cuối cùng hoàn thiện trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, ban hành Khung năng lực số, tạo nền tảng năng lực số đối với từng người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần thực hiện mục tiêu Bình dân học vụ số,

Ngoài ra, Cục cũng đang xây dựng và triển khai Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao; Xây dựng và triển khai Đề án triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số. Qua đó đào tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia.

Theo PGS. TS Nguyễn Thu Thuỷ, Dự thảo không chỉ tạo điều kiện tốt hơn cho thí sinh, mà còn thúc đẩy sự phối hợp giữa các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục phổ thông. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng một hệ thống giáo dục hiệu quả, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.Dự kiến, Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2025 sẽ được hoàn thiện và ban hành chính thức trong thời gian tới, đáp ứng kỳ vọng của cả người học và các cơ sở đào tạo.

Dương Triều https://svvn.tienphong.vn/tuyen-sinh-nam-2025-dam-bao-cong-bang-minh-bach-cho-thi-sinh-post1698406.tpo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *