Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore

Tên trường: Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore

Tên tiếng Anh: Vietnam – Singapore Vocational College

Mã trường: CDD4401

Loại trường: Công lập

Hệ đào tạo: Cao đẳng – Trung cấp – Sơ cấp – liên thông – hợp tác quốc tế

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA MỘT SỐ NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Chuẩn đầu ra các ngành Khung đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp

Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng,Khung chương trình Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng

Khung chương trình Các nghề đào tạo hệ cao đẳng nghề

Địa chỉ: Quốc lộ 13, Phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương

SĐT: (0274).382.0655     Email: caodangnghe_vs@vsvc.edu.vnn

Website: http://www.vsvc.edu.vn/

Facebook: www.facebook.com/VSVCstuLC12OT1/

Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore từ lâu được xem là một trong những cơ sở đào tạo nghề đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ năng lực và phẩm chất nghề nghiệp thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và khu vực.

Hội nhập giáo dục Được thành lập theo Dự án hợp tác đào tạo giữa Chính phủ Việt Nam và Singapore (năm 1997), Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore đào tạo các hệ cao đẳng, hệ trung cấp, hệ sơ cấp; đào tạo liên thông giữa các bậc học; đào tạo chuyên đề; bồi dưỡng nâng cao; tổ chức dạy bổ túc văn hóa bậc THPT đồng thời tổ chức giảng dạy ngoại ngữ. Trường hội tụ bộ máy nhân sự đạt chuẩn theo đúng quy định và hầu hết đều được đào tạo chuyên sâu tại Singapore, Hàn Quốc và một số nước khác. Ngoài ra, nhà trường còn hợp đồng thỉnh giảng với những giáo viên ở các trường uy tín trong và ngoài nước.
Thầy Trần Hùng Phong, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Việt Nam – Singapore cho biết: “Nhà trường luôn cố gắng tạo môi trường học tập lành mạnh, đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ học sinh, sinh viên (HSSV) trong học tập, nghiên cứu và vui chơi giải trí lành mạnh. Đồng thời, Trường đã và đang tiếp tục triển khai dự án đầu tư nghề trọng điểm phục vụ cho sự phát triển thành phố thông minh Bình Dương tương lai.”
Nhằm tăng cường hội nhập giáo dục nghề nghiệp, Trường đã triển khai thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế mới trên 3 lĩnh vực trọng yếu là hợp tác quốc tế về đào tạo, hợp tác nghiên cứu, giảng dạy; trao đổi học thuật; trao đổi giảng viên, sinh viên.
Thời gian gần đây, đặc biệt từ năm NAY, công tác tuyển sinh và đào tạo có nhiều thay đổi. Toàn ngành đã ban hành hàng loạt chính sách dưới luật, thông tư hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp, có rất nhiều đổi mới cụ thể như giao quyền cho các trường tự xây dựng chương trình đào tạo. Theo đó, Trường cũng nâng cao yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ giáo viên là ngoài trình độ về tin học, ngoại ngữ thì bắt buộc phải tham gia vào hoạt động doanh nghiệp. Được biết, Trường đã và đang dần hoàn tất đề án bổ sung thêm một số nghề như điện lạnh và điều hòa không khí, kỹ thuật khuôn mẫu, thiết kế đồ họa; đồng thời liên kết với các trường trong khu vực đào tạo nhóm nghề về dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn…Phấn đấu đến năm 2021 quy mô đào tạo tối thiểu là 3.500 HSSV bao gồm các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt theo tích lũy mô đun/tín chỉ; chương trình đặt hàng theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
Hiện Bình Dương đang hướng đến là thành phố thông minh, Nhà trường cũng là thành viên của Ban điều hành đề án. Để góp phần hiện thực hóa công cuộc này, Trường cũng đang tập trung vào xây dựng phòng thí nghiệm chế tạo FabLab cơ điện Bình Dương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại tỉnh. Thông qua đó truyền cảm hứng cho tất cả mọi người trong cộng đồng từ trẻ em đến người lớn, từ học sinh đến sinh viên, từ cá nhân đến cộng đồng, bao gồm cả các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển các sáng kiến, các sản phẩm mới phục vụ cộng đồng. Dự kiến đơn vị sẽ hoàn thành đề án phòng thí nghiệm FabLab Cơ Điện cuối năm 2019; triển khai hoạt động ổn định trong năm 2020 và phát triển sau đó.
Đặc biệt, Trường đã chủ động liên hệ các công ty, xí nghiệp trong và ngoài KCN Việt Nam – Singapore thông báo số lượng, ngành nghề HSSV sắp tốt nghiệp để họ chủ động trong công tác tuyển dụng nhân sự. Theo thầy Trần Hùng Phong, để có nguồn nhân lực tốt, các doanh nghiệp nên hỗ trợ hợp tác với Trường bắt đầu từ khi tuyển sinh cũng như trong quá trình đào tạo. Các doanh nghiệp có thể tham gia xây dựng, điều chỉnh các chương trình đào tạo, tham gia góp ý các giáo trình, cung cấp địa điểm thực hành cho các em. Sắp tới đây, Nhà trường cũng sẽ hợp tác với doanh nghiệp mở các xưởng phù hợp với ngành nghề Trường đang đào tạo. Song các đơn vị này cần cam kết trong khu vực nhà xưởng đó phải dành riêng không gian phục vụ công tác đào tạo với những kế hoạch cụ thể. Đây là “mũi tên trúng hai đích” bởi không chỉ giải tỏa được áp lực của Nhà trường về cơ sở vật chất mà còn giúp doanh nghiệp có nguồn nhân lực trẻ, vững tay nghề.
Từ mô hình liên kết “doanh nghiệp – nhà nước – nhà trường” đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho HSSV, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *